vốn đầu tư
A – NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG
1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp nói chung và pháp luật về đầu tư nói riêng
- Cần rà soát lại các quy định hiện tại, xem có những quy định nào còn chưa phù hợp với điều kiện tình hình thực tế để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dần. Nhưng quá trình sửa đổi và hoàn thiện này phải diễn ra nhanh chóng không thì sẽ dẫn đến tình trạng quy định vừa mới sửa đổi, bổ sung thì đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa
- Cần quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của từng người khi tham gia vào một dự án để tránh tình trạng khi có sai phạm xảy ra thì đổ lỗi quy kết trách nhiệm lẫn nhau giữa các bên liên quan, không ai chịu đứng ra chịu trách nhiệm. Cần phải đưa ra các chế tài nghiêm khắc về xử phạt, cưỡng chế khi có các sai phạm để xử lý các cá nhân tham gia dự án: chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, nhà thầu....
- Cần đảm bảo sự nhất quán và tránh tình trạng thay đổi thường xuyên của các quy định chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty trong và ngoài nước. Để đưa ra quyết định thay đổi một chính sách nào đó cần phải báo trước một khoảng thời gian đủ dài cho các nhà đầu tư.
- Ngoài ra cần đơn giản hóa và đảm bảo minh bạch của các thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế “một cửa – một dấu”
2. Ổn định tình hình chính trị, an ninh xã hội
Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là yêu cầu trước hết để các nhà kinh doanh yên tâm bỏ vốn đầu tư, có thể dự kiến và thực thi những dự án đầu tư dài hạn, giảm bớt rủi ro trong quá trình đầu tư, đồng thời tạo ra sức hấp dẫn đầu tư
đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Nhận thức rõ được bài toán trên, Việt Nam đã và đang không ngừng cải thiện để tạo nên một môi trường đầu tư tốt, nhất là những nỗ lực trong việc ổn định an ninh chính trị. Theo GES (Growth Evironment Score- điểm số môi trường tăng trưởng) gồm 5 tiêu chí thì Việt Nam đứng thứ 1 về tiêu chí ổn định chính trị, đó là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, môi trường đầu tư tại Việt Nam còn chưa thông thoáng và còn nhiều rủi ro.
3. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, cải cách thủ tục hành chính
- Cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Đào tạo kiến thức cơ bản và tạo điều kiện để cán bộ quản lý nghiên cứu thị trường và các kiến thức liên quan như thị trường xây dựng, thị trường bất động sản. Đào tạo để quản lý trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp.
- Cần đơn giản hóa và đảm bảo minh bạch của các thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế “một cửa – một dấu”, tránh gây phiền hà cho các nhà đầu tư
B - NHÓM GIẢI PHÁP RIÊNG1. Tạo lập vốn 1. Tạo lập vốn
- Sử dụng tốt nguồn vốn rất lớn từ ngân sách nhà nước. Điều hành chính sách thuế phù hợp, linh hoạt vì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
- Khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp tư nhân nhằm tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
2. Huy động vốn
- Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các giải pháp huy động vốn cho đầu tư. Trong kênh huy động vốn của ngân sách nhà nước, cần tính toán chi tiết hiệu quả sử dụng vốn. Đánh giá về hiệu quả kinh tế của đợt phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ và việc phát hành và sử dụng vốn phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ để có biện pháp điều chỉnh trong huy động vốn trong thời gian tới. Kho bạc Nhà nước không trực tiếp bán lẻ tín phiếu hay trái phiếu Chính phủ, hay công trái quốc gia mà để tổ chức đấu thầu từng đợt qua Ngân hàng Nhà nước hay trên thị trường chứng khoán dựa trên nhu cầu vốn. Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ nên được ưu tiên phát hành trong nước để thu hút mọi nguồn ngoại tệ trong dân cho đầu tư phát triển, lãi suất hấp dẫn trước hết phải để chính người dân được hưởng mà chưa cần phải phát hành trên thị trường quốc tế.
- Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia
- Đẩy mạnh việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu và huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Mở rộng tỉ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty cổ phần.
- Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước. Việc tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng và lành mạnh cho các NHTM và tổ chức tín dụng hoạt động sẽ cho phép huy động khối lượng vốn rất lớn và nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư. Đặc biệt là các NHTM cổ phần cũng nâng cao khả năng quản trị kinh doanh vốn, nên thị trường liên ngân hàng, đầu tư vốn trên thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng phát triển mạnh mẽ hơn. Nhiều NHTM đa dạng hóa danh mục tài sản có, không chỉ cho vay trực tiếp, mà còn phân tán rủi ro bằng cách đầu tư trên thị trường tiền gửi, bán buôn vốn ngắn hạn cho các NHTM khác có điều kiện mở rộng cho vay an toàn, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, công trái và tín phiếu Kho bạc nhà nước, trái phiếu đô thị, trái
phiếu doanh nghiệp... Khi cần vốn khả dụng, các ngân hàng có thể giao dịch các loại giấy tờ có giá trên thị trường mở với Ngân hàng Nhà nước, thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.
- Tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong ngành tài chính, như: thực hiện thu thuế và lệ phí, bảo hiểm,... bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thực hiện giải pháp này không những huy động được khối lượng vốn rất lớn trong xã hội vào hệ thống ngân hàng mà còn tiết kiệm các khoản chi khổng lồ cho các hoạt động tiền mặt, góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong xã hội.
2.2. Vốn nước ngoài
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, gắn kết hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước trong một chương trình tổng thể thống nhất; gắn kết với hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và lĩnh vực liên quan khác. Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới
- Hoàn thiện hệ thống thuế xuất nhập khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, cải thiện tính cạnh trang của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Duy trì các ưu đãi về thuế xuất và khuyến khích đầu tư nước ngoài
- Các nguyên tắc chống phân biệt đối xử và cam kết WTO cần được xem xét. Hiện tại đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vẫn được điều chỉnh bởi hai luật riêng. Điều này dẫn đến tình trạng có sự đối xử khác nhau đối với hai khu vực
Còn có những thiên vị đối với các doanh nghiệp nhà nước trong cơ hội tiếp cận nguồn vốn của Nhà nước cũng như các dự án lớn. Những bất bình đẳng khác còn tồn tại như Ưu đãi đầu tư (ƯĐĐT) thiên lệch về các đầu tư mới so với các đầu tư mở rộng; chênh lệch lớn về ƯĐĐT giữa các doanh nghiệp trong và ngoài khu chế xuất v.v. Những ƯĐĐT hiện hành nào không phù hợp với WTO (như những yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, yêu cầu liên quan đến xuất khẩu) cần
phải được thay đổi hoặc bãi bỏ để đáp ứng những đòi hỏi của việc gia nhập tổ chức này. Để tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế, cần phải tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư: đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư của nhà nước và đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân. Xây dựng một hệ thống luật pháp thống nhất và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho các hoạt động đầu tư
- Đối với các nguồn vốn viện trợ (ODA), vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng nước ngoài (WB. IMF) thì chính phủ phải trực tiếp đứng ra kêu gọi vốn, thương lượng và cam kết sử dụng có hiệu quả và đảm bảo hoàn trả. Khuyến khich người dân tham gia vào việc quản lý và sử dụng vốn ODA
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
- Cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đâu tư, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Cần có nhận thức và hiểu đúng đắn về vốn ODA. Không nên coi đó là nguồn viện trợ thuần túy, dẫn đến sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ, không có các kẽ hở dẫn tới việc tham ô, tham nhũng, vụ lợi cá nhân
- Đầu tư theo trọng tâm, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành, của địa phương. Tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn lực
- Phải triển khai các dự án nhanh chóng theo đúng tiến độ đề ra. Tránh để kéo dài quá thời hạn, làm tăng chi phí đầu tư
- Hoàn thiện quy chế đấu thầu trong các dự án. Phải đảm bảo việc đấu thầu được tổ chức công khai, minh bạch, đúng đắn. Tránh xảy ra tình trạng đấu thầu khép kín, thông thầu, chỉ định thầu, quân xanh – quân đỏ.