CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
4.3.3.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư
Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì những lý do sau: sử dụng sai mơ hình, phương sai khơng phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích..Thực tế thì thường phân phối của phần dư chỉ gần chuẩn vì ln có sự chênh lệch do lấy mẫu.
Có 2 cách để kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư. Cách thứ nhất là vẽ đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa. Nếu đồ thị có dạng đường cong phân phối chuẩn nằm chồng lên biểu đồ tần số và có Mean xấp xỉ 0 và giá trị độ lệch chuẩn gần bằng 1 thì xem như phần dư có phân phối chuẩn. Cách thứ hai là vẽ đồ thị P-P plot, đồ thị này thể hiện các giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến phần dư theo các phân vị của phân phối chuẩn. Nếu trên đồ thị P-P plot các điểm này không nằm q xa đường thẳng của phân phối chuẩn thì có thể xem như phần dư có phân phối gần chuẩn.
Kết quả đồ thị Histogram (trình bày tại Phụ lục 9) của nghiên cứu này cho thấy phần dư chuẩn hóa có dạng đường cong phân phối chuẩn, giá trị Mean xấp xỉ bằng 0 (1.69-15) và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 (0.990). Như vậy, giả định về phân phối chuẩn của phần dư khơng bị vi phạm.
4.4 Phân tích mơ tả các biến nghiên cứu
Các biến (các khái niệm nghiên cứu) được đo lường bằng thang đo với nhiều biến quan sát (multi-item scale). Thang đo dạng Likert được sử dụng để đo các khái niệm với 1 = hồn tồn khơng đồng ý và 5 = hồn toàn đồng ý.
Giá trị của thang đo có được bởi việc lấy trung bình của các biến quan sát dùng để đại diện cho khái niệm cần nghiên cứu và kết quả thống kê mô tả được trình bày trong bảng 4.6. Giá trị trung bình kỳ vọng của các khái niệm là 3 (trung bình của 1 và 5).
Bảng 4.14 Thống kê mơ tả biến Biến Số Biến Số mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Thái độ (TD) 205 1 5 3.8888 0.61111 Chuẩn chủ quan (CCQ) 205 1 5 3.1671 0.70699 Kiểm soát hành vi cảm nhận (KSHV) 205 1 5 3.5500 0.66486 Kiến thức (KT) 205 2 4 2.9463 0.48714 Ý định sử dụng (YD) 205 1 5 3.4866 0.73315
Giá trị trung bình của biến “Thái độ” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3.88. Kết quả này cho thấy người được phỏng vấn trong mẫu khảo sát đánh giá việc sử dụng túi sinh thái là có ích, tiện dụng hay an toàn là rất cao (giá trị trung bình trong dữ liệu là 3.88 so với điểm trung bình là 3.00). Đây là biến có giá trị trung bình lớn nhất trong tất cả các biến.
Giá trị trung bình của biến “kiểm sốt hành vi cảm nhận” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3.55. Kết quả này cho thấy người được phỏng vấn trong mẫu khảo sát kiểm soát hành vi sử dụng túi sinh thái của bản thân là trên mức trung bình và họ có thể dễ dàng sử dụng túi sinh thái dựa trên quyết định của bản thân họ (giá trị trung bình trong dữ liệu là 3.55 so với điểm trung bình là 3.00).
Giá trị trung bình của biến “Chuẩn chủ quan” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3.16. Kết quả này cho thấy ý định sử dụng túi sinh thái của người được phỏng vấn trong mẫu khảo sát chịu ảnh hưởng từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình là rất cao, người được khảo sát thông thường đồng ý khi người thân hay những người quan trọng khuyên họ nên sử dụng túi sinh thái.
Giá trị trung bình của biến “Kiến thức” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 2.94 thấp hơn mức trung bình là 3.00. Điều này chứng tỏ kiến thức của người tiêu dùng về túi sinh thái còn hạn chế, nhiều người vẫn chưa biết và chưa sử dụng túi thái còn nhiều. Đây là biến có giá trị trung bình thấp nhất trong các biến.
Giá trị trung bình của biến “Ý định sử dụng” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3.48 (so với điểm trung bình là 3.00). Kết quả này cho thấy người tiêu dùng có ý định sử dụng túi sinh thái vẫn chưa cao lắm. Hiện nay, túi sinh thái vẫn chưa được sử dụng rộng rãi để thay thể túi ni-lông. Mức độ tiêu dùng túi sinh thái trên mức trung bình của người tiêu dùng ở kết quả khảo sát là khá phù hợp trên địa bàn TP.HCM.