CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở VÀ NHÀ CHO THUÊ
3.3 Thị trường nhà ở Việt Nam
3.3.2 Nhà ở tại TP.HCM
Sự gia tăng dân số, nhất là dân nhập cư, thể hiện sức hút của TP.HCM đối với người lao động. Đây là một thuận lợi to lớn của TP.HCM trong việc phát triển kinh tế, xã hội nhưng đồng thời cũng gây sức ép lên hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó vấn đề nhà ở. Diện tích nhà
ở chật chội gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tinh thần của người dân. Ngồi ra nó cịn hạn chế hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng thu nhập (Baharoglu, 2002 trích trong UNDP, 2010).
Mặc dù đã có nhiều dự án nhà ở được triển khai, các đơ thị mới được hình thành nhưng nhà ở cho người dân, nhất là người thu nhập thấp vẫn chưa được đáp ứng. Diện tích nhà ở bình qn đầu người ở TP.HCM là 15,9 m2/người (Sở Xây dựng TP.HCM, 2013), thấp hơn mức trung bình cả nước là 19,2 m2/người (Bộ Xây dựng, 2010). Hơn 30% dân số TP.HCM có diện tích nhà ở bình qn thấp hơn 7m2, được xem là có nhu cầu cấp thiết về nhà ở. Số người này chia đều cho các nhóm thu nhập từ nhóm 1 (nhóm thu nhập thấp nhất) đến nhóm 4 (nhóm thu nhập cao thứ nhì). Với người nhập cư, diện tích nhà ở bình qn là 8,4 m2/người, 61% hộ có diện tích nhà bình qn đầu người nhỏ hơn 7m2
và 30% người phải sống ở diện tích chật hẹp dưới 4m2 (UNDP, 2010). Điều này gợi ý rằng việc mở rộng chỗ ở là khó khăn cho phần lớn người dân, đặc biệt là người nhập cư.
Giá nhà ở Việt Nam nói chung và nhất là ở các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP.HCM luôn tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2013). Kết quả là việc sở hữu nhà ở chính thức trở nên vượt quá khả năng của người dân, đặc biệt là những người thu nhập trung bình và thấp. Người dân buộc phải chọn nhà ở phi chính thức dẫn đến số lượng nhà xây dựng khơng phép ngày càng tăng, nhất là ở các vùng ven. Điều này gây khó khăn cho cơng tác quản lý, quy hoạch cũng như rủi ro cho chính người dân (Trần Thanh Bình, 2007; Xn Long & Lâm Hồi, 2013).