CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN tài CHÍNH và NHỮNG NHÂN tố xác ĐỊNH cấu TRÚC vốn ở VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

Đối với một doanh nghiệp việc xác định cấu trúc vốn là một vấn đề quan trọng để các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả nguồn tài chính để tài trợ cho việc kinh doanh. Do đó, việc xác định cấu trúc vốn của doanh nghiệp cần xem xét đến nhiều yếu tố để có thể xác định được một cấu trúc vốn hiệu quả. Từ việc tìm hiểu bài nghiên cứu về các yếu tố xác định về cấu trúc vốn

Từ phân tích này, chúng tôi kết luận rằng trong những năm gần đây dù việc xuất hiện của vốn chủ sở hữu (đến một mức độ ít hơn) và thị trường nợ, cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn bị chi phối bởi việc sử dụng các nguồn tài chính ngắn hạn. Kết quả cho thấy rằng lợi nhuận và tính thanh khoản ảnh hưởng ngược chiều đến đòn bẩy trong khi tăng trưởng và sở hữu nhà nước phát huy hết tác động cùng chiều. Sự ảnh hưởng của quy mô và giá trị hữu hình đa dạng qua các biện pháp khác nhau của đòn bẩy, chúng có một mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy dài hạn nhưng ảnh hưởng

ngược chiều với đòn bẩy ngắn hạn. Những nhân tố quyết định cũng khác nhau trong mức độ ảnh hưởng bên ngoài của chúng. Trong số các yếu tố nghiên cứu, lợi nhuận và giá trị hữu hình có ảnh hưởng lớn nhất lên các tỷ lệ đòn bẩy. Các yếu tố như quy mô, giá trị hữu hình và cơ hội tăng trưởng liên quan đến khoản nợ dài hạn trong khi tính thanh khoản liên quan nhiều hơn đến đòn bẩy ngắn hạn.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ rằng Lý thuyết trật tự phân hạng có những lý giải tốt hơn trong quyết định tài chính ở Việt Nam so Lý thuyết Cân bằng. Hơn nữa, sự ảnh hưởng lớn của yếu tố Nhà Nước như yếu tố sở hữu nhà nước khẳng định tầm quan trọng về những khác biệt trong sự hiểu biết cơ cấu vốn. Theo đó, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát vẫn tiếp tục có quyền hưởng chính sách tài chính ưu đãi và các công ty tăng trưởng cao vẫn dựa chủ yếu vào nợ bên ngoài hơn là việc phát hành cổ phần. Những kết quả này chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sách cần phải tiếp tục theo đuổi chính sách mà sẽ tăng cường thị trường vốn và đảm bảo tài chính ngân hàng được phân bổ trên cơ sở thương mại lành mạnh.

Những nhân tố liên quan của thị trường vốn non nớt ở Việt Nam nên là một vấn đề cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm kể từ khi Lee (2012) tìm thấy rằng sự phát triển hệ thống tài chính là bước tiến quan trọng hoặc bước đệm để mở rộng kinh tế cho dù rằng hệ thống tài chính

phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng hay phụ thuộc vào thị trường. Hơn nữa, Lee (2012) thấy rằng trong gần như tất cả các trường hợp sự phát triển của hệ thống ngân hàng và phát triển của thị trường vốn tương hỗ với nhau. Dựa vào đó, các nhà hoạch định chính sách phải bảo đảm vốn cổ phần và thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển ngay cả khi hệ thống tài chính vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng (xem Bảng 1). Điều này sẽ cho các công ty Việt Nam tính linh hoạt lớn hơn nhiều về tài chính và sẽ làm giảm chi phí, dẫn đến cấu trúc vốn được điều chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp và phân bổ vốn có hiệu quả hơn là dựa trên các mối quan hệ mang tính kết nối với các hệ thống ngân hàng. Như Leung (2009, trang 47) trong bài nhận định về tài chính Việt Nam "những quy định định kiến và việc bất khả năng để làm rõ vấn đề

thông tin bất đối xứng như là kết quả, ngay cả trực tiếp hoặc gián tiếp, việc phân biệt đối xử trong cách tiếp cận các gói tài trợ ủng hộ các doanh nghiệp nhà nước (SOEs), với những ảnh hưởng bất lợi lên sự phát triển của lĩnh vực tư nhân trong nước và tính ổn định kinh tế vĩ mô".

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN tài CHÍNH và NHỮNG NHÂN tố xác ĐỊNH cấu TRÚC vốn ở VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w