4.4.1 Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Trong hoạt động quản lý đào tạo nhân lực y tế tại Cà Mau hiện nay còn nhiều quy định chưa rõ ràng đã dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý giáo dục về chương trình, chỉ tiêu đào tạo, cấp phát bằng cấp và giám sát tuyển sinh. Đào tạo cử tuyển do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý theo sự phân công, phân cấp của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau. Trong Hội đồng cử tuyển tỉnh có sự tham gia của một số sở ngành tham dự. Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Y tế Cà Mau, trong những năm gần đây, thành phần hội đồng cử tuyển khơng có sự tham gia của Sở Y tế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong việc bố trí, phân cơng cơng việc cho học sinh sau khi tốt nghiệp, ở đây là sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế.
Còn đối với đào tạo theo địa chỉ, q trình xét tuyển, hợp đồng đào tạo hồn tồn do Sở Y tế thực hiện. Trong khi quản lý tuyển sinh là trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhưng bộ phận quản lý đào tạo của Sở Giáo dục và Đào tạo lại cho rằng việc quản lý đào tạo theo địa chỉ là việc riêng của ngành y tế. Sự phối hợp không chặt chẽ giữa hai sở trong lĩnh vực này có thể dẫn đến những sai sót và tiêu cực trong q trình tuyển sinh, thể hiện một khoảng trống trách nhiệm, không có sở ngành nào nhận lãnh.
Q trình đào tạo đã khơng có sự phối hợp chặt chẽ, vấn đề sử dụng nguồn lực đào tạo cũng khơng có quy định, ràng buộc chặt chẽ, rõ ràng. Điều này sẽ làm lãng phí nguồn nhân lực sau khi đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ quản lý và phân bổ nguồn tài chính cho đào tạo. Tuy nhiên, ngành giáo dục không quản lý nhân lực này sau khi tốt nghiệp. Sở Y tế lại cho rằng ngành đang dư thừa nhân lực trung cấp, không thể nhận thêm hoặc bố trí cơng việc cho đối tượng đào tạo theo địa chỉ. Như vậy, nguồn lực được đào tạo đã không được sử dụng đúng theo mục tiêu, định hướng ban đầu, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.
4.4.2 Sự tham gia của các tác nhân khác có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Khi thiếu nguồn thông tin cần thiết, người học khơng thể tham gia và có tiếng nói trong quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực y tế. Thông tin về ngành y, về đào tạo và sử dụng nhân lực vẫn còn rất hiếm hoi trên trang thông tin điện tử của ngành Y tế và
ngành Giáo dục. Trong trường hợp này, người học sẽ khơng có được những quyết định đúng đắn cho việc học tập của mình. Ngồi ra, khi thiếu sự tham gia, giám sát của người học và của xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ thiếu đi động lực thay đổi, hoàn thiện hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này.
Trong quá trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, tỷ lệ giờ học thực hành và thực tập chiếm từ 50% đến 70% khối lượng chương trình học 17. Đối với nghề y, thời gian thực tập lâm sàng và thực tế ở tuyến cơ sở là điều kiện cần thiết để người học rèn được kỹ năng, tay nghề cũng như tích lũy được những kinh nghiệm thực tế. Do đó, các cơ sở thực hành có một vai trị hết sức quan trọng trong việc phối hợp đào tạo nhân lực y tế. Trong điều kiện Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau chưa có bệnh viện thực hành, các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế là những nơi nhận học sinh thực tập theo hợp đồng hàng năm với trường. Các cơ sở y tế này cũng chính là nơi sẽ tiếp nhận nguồn học sinh sau khi được đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay ở Cà Mau, Trường Cao đẳng Y tế trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, còn các cơ sở y tế lại trực thuộc Sở Y tế. Sự phân cấp trong quản lý là trở ngại lớn để cơ sở đào tạo và cơ sở y tế có thể phối hợp chặt chẽ với nhau vì cịn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa hai cơ quan quản lý Nhà nước.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Hoạt động đào tạo nhân lực y tế rất cần có sự can thiệp, quản lý của Nhà nước, vì đào tạo nhân lực y tế là một dịch vụ mang đến những giá trị tích cực cho con người và xã hội. Ngoài ra, sự quản lý của Nhà nước cịn góp phần điều tiết, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Nhà nước đã thực hiện vai trị của mình trong việc tài trợ và ban hành chính sách, trong đó có chính sách ưu tiên đào tạo, đó là cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ.
Hàng năm, Cà Mau thực hiện cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ chủ yếu đối với nhân lực y tế trình độ trung cấp, đặc biệt là đối tượng y sỹ. Tuy nhiên, quá trình quản lý về đào tạo nhân lực y tế tại Cà Mau theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ sử dụng còn tiềm ẩn nhiều bất cập, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả đào tạo, gây tổn thất cho xã hội.
Thứ nhất, trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa đầy đủ do
sự phân cơng trách nhiệm khơng rõ ràng, dẫn đến tình trạng một số nội dung do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, một số nội dung lại do Sở Y tế quản lý. Ngoài ra, trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo còn bỏ ngỏ, chủ yếu là do trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trong điều kiện các hiệp hội y dược chưa phát triển mạnh mẽ để thực hiện chức năng giám sát thì đào tạo nhân lực y tế cần phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước vì tính chất quan trọng của nó. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã bỏ ngỏ việc giám sát chất lượng đào tạo, phó mặt trách nhiệm cho các trường.
Thứ hai, thông tin đào tạo không được công khai, minh bạch làm cho người học thiếu
thông tin, dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn những tiêu cực trong quá trình tuyển chọn, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực y tế. Ngồi ra, thiếu những thơng tin cần thiết, người học sẽ dễ đi đến sự lựa chọn sai, làm lãng phí thời gian, tiền của, công sức của người học, đồng thời cũng lãng phí nguồn lực của xã hội.
Thứ ba, khơng thể dự đốn được hiệu quả quản lý đào tạo do những quy định của
pháp luật khơng rõ ràng, cịn thiếu những văn bản quy định chức năng của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Hướng dẫn thực hiện chính sách đào tạo theo địa chỉ
chưa đầy đủ cũng là nguyên nhân khơng thể dự đốn được hậu quả sẽ xảy ra. Trên thực tế, sự thất thoát nguồn nhân lực đào tạo được đã xảy ra vì khơng có sự ràng buộc chặt chẽ giữa người học và cơ quan cử người đào tạo. Bên cạnh đó, q trình phân cơng cơng việc cũng gặp nhiều khó khăn do nhu cầu của địa phương và nguyện vọng của người học không phù hợp với nhau. Khi đào tạo nhưng không sử dụng đúng mục đích ban đầu, dẫn đến không quản lý được lực lượng lao động trong ngành y, làm tăng áp lực cho khu vực thành thị do cung cầu lao động mất cân đối.
Thứ tư, thiếu sự tham gia, phối hợp chặt chẽ trong quản lý đào tạo nhân lực y tế của
các sở ngành đã làm giảm hiệu quả quản lý đào tạo nhân lực y tế. Người học và đơn vị sử dụng lao động ngành y cũng không bị ràng buộc trách nhiệm trong quá trình đào tạo, sử dụng con người. Liên minh trường học và các cơ sở thực tập còn thiếu chặt chẽ, chỉ căn cứ vào hợp đồng đào tạo hàng năm. Ngồi ra, khơng có văn bản quy định, ràng buộc trách nhiệm lâu dài của các bên trong đào tạo nhân lực y tế. Đây là vấn đề cốt lõi để có thể đào tạo ra một lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành y, nhưng thực tế vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
5.2 Khuyến nghị
Từ những kết luận trên, tác giả đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp chuyên nghiệp như sau:
Thứ nhất, cần quy định rõ trách nhiệm quản lý đào tạo nhân lực y tế trình độ trung
cấp chuyên nghiệp thuộc về một ngành duy nhất. Căn cứ vào đặc điểm đào tạo của ngành, ngành Y tế quản lý đào tạo nhân lực y là phù hợp hơn vì ngành y tế có nhiều thơng tin hơn sẽ quản lý tốt hơn. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo nhân lực y tế cần được giao về ngành Y tế quản lý, như vậy sẽ có sự giám sát chặt chẽ hơn cũng như công tác phối hợp chuyên môn trong cùng một ngành. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra mục tiêu, nội dung, chương trình học...
Thứ hai, nên công khai, minh bạch thông tin nhằm tạo điều kiện cho người học tiếp
cận được thông tin cần thiết một cách dễ dàng và chính xác nhất. Những thơng tin về các hình thức đào tạo, đối tượng, điều kiện xét tuyển đều phải được cơng khai để người dân có thể tiếp cận được, đồng thời cũng làm tăng trách nhiệm của cơ quan quản lý trong hoạt
động xét tuyển. Có nhiều hình thức phổ biến thơng tin rộng rãi thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, trang thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, trường học. Công tác tư vấn hướng nghiệp cũng là hình thức đưa thơng tin đến với học sinh dễ dàng và thân thiện.
Thứ ba, cần ban hành những quy định rõ ràng, cụ thể để có thể ràng buộc trách
nhiệm của nhà quản lý, của người được hưởng lợi ích trực tiếp từ chính sách ưu tiên và địa phương, đơn vị sử dụng nguồn nhân lực y tế được đào tạo, nhằm tránh lãng phí, thất thốt nguồn lực được đào tạo.
Thứ tư, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, sự tham gia của
người học và của cơ quan sử dụng nguồn nhân lực thơng qua hình thức phản hồi thơng tin, đóng góp ý kiến cho hoạt động quản lý Nhà nước. Sở Y tế Cà Mau nên ban hành quy chế đào tạo nhân lực y tế nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa trường và cơ sở thực hành, quy định nhiệm vụ đào tạo nhân lực y tế là một trong những nhiệm vụ chính của các cơ sở y tế. Ngoài ra, Sở Y tế giám sát chặt chẽ chuẩn đầu ra cũng như kết quả thực tập, thực tế tại cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ TCCN nhằm giám sát chất lượng và tăng cường trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình đào tạo.
Cuối cùng, Ủy ban Nhân dân tỉnh cần xem xét, thẩm định kỹ trước khi cấp chỉ tiêu
cho phép cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ. Đối với cử tuyển, quy trình xét tuyển phải đảm bảo đúng đối tượng và tiêu chuẩn. Nếu xét không đủ chuẩn, người học sẽ rất khó khăn trong quá trình học vì ngành y là một ngành đòi hỏi kiến thức sâu, được rèn luyện tay nghề vững chắc mới có thể hành nghề tốt. Nếu xét khơng đúng đối tượng thì sẽ tạo ra sự mất công bằng cho những đối tượng người học trong xã hội. Đối với đào tạo theo địa chỉ, nếu đào tạo mà khơng sử dụng đúng địa chỉ thì khơng nên tiếp tục đào tạo theo hình thức này nhằm tránh phá vỡ quy hoạch đào tạo nhân lực của địa phương. Hơn nữa, khi không thực hiện chính sách ưu tiên theo địa chỉ sử dụng, các thí sinh sẽ xét tuyển cạnh tranh, có cơ hội để chọn lựa những thí sinh ưu tú hơn, đào tạo cho ngành y nguồn nhân lực có chất lượng tốt hơn.
5.3. Những hạn chế của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp một số khó khăn do thơng tin thu thập khơng đầy đủ. Tác giả chưa tìm được những nghiên cứu trước đây về vấn đề này để tham
khảo, tra cứu. Tác giả cũng chưa thu thập được số liệu về công việc của học sinh sau khi ra trường để đánh giá việc phân công nhiệm vụ đối với những học sinh hưởng chính sách cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ. Nếu có thể thu thập được những thơng tin liên quan đến công việc của học sinh sau khi đã tốt nghiệp thì đề tài sẽ có thêm những phát hiện sâu sắc hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADB (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính cơng trong một thế giới cạnh
tranh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/8/2007 về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Công văn số 2472/BGDĐT-GDCN ngày 24/3/2008 về
việc hướng dẫn tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp năm 2008.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Công văn số 1127/BGDĐT-GDCN ngày 23/02/2009 về việc hướng dẫn tuyển sinh TCCN năm 2009.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Công văn số 5304/BGDĐT-KHTC ngày 11/8/2011 về
việc hướng dẫn tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng.
6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.
7. Bộ Y tế (2008), Chỉ thị số 06/2008/CT-BYT ngày 27/6/2008 về việc tăng cường chất
lượng đào tạo cán bộ y tế.
8. Chính phủ (2006), Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chế độ
cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.
9. Chính phủ (2012), Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 về chức năng nhiệm
vụ của Bộ Y tế.
10. Dự án WHO/HRH/001 (2001), Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế, Nhà xuất bản Y học.
11. Hội điều dưỡng Việt Nam, Sơ đồ hệ thống đào tạo nhân lực y tế, truy cập ngày
16/10/2013 tại địa chỉ: http://www.hoidieuduong.org.vn/
12. Quốc hội (2009), Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
13. Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau (2012), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 134/2006/NĐ-CP về cử tuyển.
15. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám Thống kê 2012, Nhà xuất bản Thống kê, Hà
Nội.
16. Tự điển Tiếng Việt, truy cập ngày 23/4/2014 tại địa chỉ: http://www.informatik.uni- leipzig.de/~duc/Dict/
17. UNDP (2014), Tám mục tiêu cho năm 2015, truy cập ngày 23/4/2014 tại địa chỉ:
http://www.vn.undp.org/content/vietnam/vi/home/mdgoverview.
18. Vũ Thành Tự Anh (2010), các bài giảng môn Kinh tế học Khu vực cơng, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, truy cập tại địa chỉ: http://www.fetp.edu.vn.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát thơng tin về đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp y
BẢNG CÂU HỎI
Khảo sát thông tin về đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp y
* Ngày khảo sát:
* Thông tin người tham gia:
- Họ và tên:
- Địa chỉ thường trú: - Số điện thoại liên lạc:
* Giới thiệu về khảo sát: