Thiết kế nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố về hành vi, kinh tế xã hội, môi trường sống liên quan đến hội chứng ruột kích thích tại bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu tiến hành tại phịng khám tiêu hóa bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu viên phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi để thu thập số liệu về các yếu tố nhân trắc học, tố kinh tế xã hội, đặc điểm hành vi của từng đối tượng tham gia nghiên cứu tác động đến IBS. Từ bảng câu hỏi, nghiên cứu có 2 nhóm, một nhóm bệnh nhân IBS và một nhóm khơng có IBS dựa trên chẩn đốn của bác sĩ điều trị thông qua tiêu chuẩn ROME III. Cả hai nhóm đều được thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước và được nghiên cứu viên hỏi trực tiếp các câu hỏi. Sau khi hoàn thành toàn bộ bảng câu hỏi với cỡ mẫu đã tính tốn trước đó, nghiên cứu viên tiến hành nhập và xử lý dữ liệu, bảng dữ liệu được phân tích thơng qua phần mềm phân tích số liệu SPSS 20.0 theo phương pháp thống kê chi-square và hồi quy logistic.

Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó và tình hình thực tế tại nơi thu thập số liệu (phịng khám Tiêu hóa – bệnh viện trường ĐHYD TP. HCM). Thang đo của bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo khoảng, thang đo định danh. Trước khi tiến hành phỏng vấn trên toàn bộ cỡ mẫu, nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn sơ bộ 30 đối tượng (D. Beaton, Bombardier, Guillemin, & Ferraz, 2007; D. E. Beaton, Bombardier, Guillemin, & Ferraz, 2000) để phát hiện

tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Cuối cùng,nghiên cứu viên tiến hành thu thập số liệu chính thức trên 384 đối tượng tham gia nghiên cứu. Sau đó nghiên cứu viên tiến hành tổng hợp, thống kê và phân tích kết quả dựa trên dữ liệu thu thập được.

6. Xây dựng bảng câu hỏi và thang đo

Bộ câu hỏi được xây dựng để thu thập các thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu, cụ thể như sau:

(1) Các thông tin cá nhân của bệnh nhân

(2) Các hoạt động, thói quen sống hang ngày như mức độ vận động, hút thuốc, thức khuya, uống rượu bia, nước có gas, mức độ căng thẳng

(3) Những đặc điểm kinh tế xã hội

Mức độ căng thẳng: là căng thẳng về mặt tâm lý xã hội (spychosocial stressor), nghiên cứu của Surdea-Blaga (Surdea-Blaga et al., 2012) nêu ra các biểu hiện của căng thẳng là: gặp những rắc rối thường ngày, gặp những sự kiện lớn trong cuộc sống (ly hôn, thất nghiệp, con cái hoặc một người thân thiết qua đời) ngồi ra cịn có các sự kiện lớn của xã hội tác động đến đối tượng.

Trong một nghiên cứu của Liu và cộng sự (Liu et al., 2014) về các nhân tố tác động đến IBS. Trong đó có lối sống và cụ thể là mức độ vận động. Bảng câu hỏi đã chia ra 2 mức độ trong mức độ vận động: hiếm khi và thường xuyên. Trong đó, thường xuyên được định nghĩa là có tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút.

Có nhiều cách phân loại trình độ học vấn dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau. Trong đó, nghiên cứu của Mansouri (Mansouri et al., 2017) ở Iran phân trình độ học vấn ra làm 3 cấp độ: Tiểu học, trung học, và sau tốt nghiệp phổ thơng, kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa trình độ học vấn và IBS. Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tế tại Việt Nam, các đối tượng đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông không có nghĩa là sẽ theo học Cao đẳng, đại học. Do vậy sẽ có sự khác biệt về đặc điểm việc làm cũng như nhiều khía cạnh khác. Nhóm nghiên cứu quyết định thay đổi cấp bậc

so với nghiên cứu tham khảo để phù hợp với tình hình thực tế. Trình độ học vấn được chia làm 3 mức: Chưa tốt nghiệp Phố thông, tốt nghiệp Phố thông, từ Cao đẳng trở lên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các yếu tố về hành vi, kinh tế xã hội, môi trường sống liên quan đến hội chứng ruột kích thích tại bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)