Chỉ địnhđiều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng thuốc bevacizumab tiêm nội nhãn phối hợp cắt dịch kính điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường giai đoạn tăng sinh có biến chứng xuất huyết dịch kính (Trang 25 - 27)

1.2.2 .Dược động học

1.2.4. Chỉ địnhđiều trị

Bevacizumab được dùng off- label để điều trị bệnh thối hóa hồng điểm tuổi già, phù hoàng điểm trong tắc tĩnh mạch, tân mạch thứ phát do cận thị hay rạn màng Bruch, giãn mạch cạnh hoàng điểm nguyên phát, bệnh võng mạc trẻ đẻ non, glôcôm tân mạch... [56]. Bevacizumab còn được sử dụng điều

trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh[24],[33],[31],[32],[34]. Tuy vậy trong rất nhiều nghiên cứu hiện nay đã khẳng định vai trò và tác dụng của Bevacizumab tương đương các thuốc đã được FDA thông qua điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường, phù hoàng điểm đái tháo đường như Ranibizumab, Alflibecept [57], [58], [59].

Trong bệnh sinh của bệnh võng mạc ĐTĐ, yếu tố tăng sinh mạch máu (VEGF) được tiết ra từ các tế bào do quá trình thiếu máu, xuất hiện trong giai đoạn sớm của bệnh võng mạc ĐTĐ ngay cả trước giai đoạn tăng sinh. VEGF di chuyển vào tổ chức hắc võng mạc và cả vào buồng dịch kính, sự tăng cao của VEGF trong bệnh võng mạc ĐTĐ đóng vai trị chính của bệnh sinh của bệnh võng mạc ĐTĐ[33], [60]. Các thuốc ức chế VEGF là nhằm cắt đứt quá trình sinh bệnh làm giảm các quá trình phát triển biến đổi của mạch máu hắc võng mạc ngăn chặn tăng sinh tân mạch và các bệnh lí tiếp theo của bệnh võng mạc ĐTĐ, chính vì vậy các tác giả thấy điều trị kháng VEGF mang lại nhiều hứa hẹn trong việc điều trị bệnh võng mạc ĐTĐ tăng sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêm bevacizumab nội nhãn có thể làm giảm tân mạch mống mắt, đĩa thị, võng mạc và giảm rò mạch, điều trị xuất huyết dịch kính trong bệnh võng mạc ĐTĐ.

Avery RL, J Pearlman, Rabena MD và cộng sự nghiên cứu trên 44 mắt của 32 bệnh nhân bị bệnh võng mạc ĐTĐ tăng sinh cho thấy: tiêm nội nhãn một liều duy nhất 1,25mg (0,05ml) Bevacizumab, 44/44 (100%) mắt có giảm dị huỳnh quang trong vịng 1 tuần sau khi tiêm. Sự giảm dò huỳnh quang sớm nhất được ghi nhận là 24 giờ sau khi tiêm. 42/44 (95,5%) mắt không thấy có hiện tượng dị huỳnh quang tái phát sau 11 tuần theo dõi. Có 2/44 (4,5%) mắt bắt đầu thấy có dị huỳnh quang tái phát sau tiêm 2 tuần. Thị lực có sự cải thiện từ 20/160 lên 20/125 tại thời điểm 3 tháng theo dõi[40].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng thuốc bevacizumab tiêm nội nhãn phối hợp cắt dịch kính điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường giai đoạn tăng sinh có biến chứng xuất huyết dịch kính (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)