Đặc điểm của người nghèo trong mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 25 - 29)

Về thành phần dân tộc: Có thể nói, thành phần dân tộc là cấu trúc bên trong cộng đồng, tạo nên cộng đồng dân

cư, là yếu tố quyết định đến sự tham gia của cộng đồng vào các chương trình, dự án giảm nghèo. Ở mỗi cộng đồng có các đặc điểm về điều kiện kinh tế, văn hóa, phong tục tập qn, trình độ nhận thức khác nhau dẫn tới sự tham gia của cộng đồng cũng khác nhau

Bảng 6. Thành phần dân tộc tại 05 phường (%)

STT Dân tộc Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

1 Kinh 134 89,93

2 Khác 15 10,07

Tổng 149 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra

Hiện nay trên địa bàn 05 phường có 2 dân tộc hiện đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số 134 người (chiếm 89,93%), còn lại là dân tộc khác (Hoa, Chăm, Khmer, Nùng, Tày, Mường, Thái, Cơ Tu, Ê Đê, M’Nông) 15 người (chiếm 10,07%). Có thể nhận thấy, tuy có thành phần dân tộc đa dạng, nhưng chiểm tỉ lệ thấp, nên khơng ảnh hưởng nhiều đến thực hiện các chính sách, hay việc phân cấp quản lý hành chính, thực hiện các chương trình, dự án triển khai, huy động sự tham gia.

Nghề nghiệp chính của hộ gia đình: Trong số 149 hộ khảo sát, đa số các hộ làm nghề buôn bán, dịch vụ và tiêu

thủ cơng nghiệp. Những hộ này chỉ có một số ít là sản xuất kinh doanh bn bán nhỏ nhiều ngành nghề như: chạy xe ôm, bố vác, bán vỉa hè, bán hàng rong, bán vé số dạo,..để kiếm sống hàng ngày. Còn lại đại đa số lao động của những hộ này đều đi làm thuê, làm mướn ở nhiều ngành (ai th làm việc gì thì làm việc đó, cơng việc khơng ổn định).

Ngồi những hộ có hoạt động kinh tế, có hộ nghèo thuộc diện không sản xuất kinh doanh. Những đối tượng này chủ yếu là những hộ già cả neo đơn, tàn tật, mất sức, ốm đau bệnh tật và những hộ thất nghiệp kéo dài.

Bảng 7. Tổng hợp hộ nghèo theo nghề nghiệp của các chủ hộ

Nghề nghiệp Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%)

1. Chạy xe ôm 14 9,39

3. Bán quán nước vỉa hè, hàng rong 12 8,05 4. Bán vé số dạo 14 9,39 5. Làm thuê, làm mướn 57 38,26 6. Mất sức lao động 23 15,44 7. Thất nghiệp 26 17,45 Tổng 149 100

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua bảng tổng hợp khảo sát, ta thấy có 57 hộ làm thuê, làm mướn chiếm 38,26% tổng số hộ khảo sát và là nghề nghiệp chiếm số lượng lớn nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ khơng có phương tiện sản xuất, trình độ học vấn thấp nên khó tìm được cơng việc ổn định.

Đứng thứ 2 là nhóm hộ thất nghiệp với 26 hộ, chiếm 17,45% tổng số hộ khảo sát. Ta thấy, các hộ thất nghiệp một phần do học vấn thấp, thiếu kiến thức, thông tin nên đa số người nghèo khó tiếp cận cơ hội việc làm, khoa học cơng nghệ nhưng chủ yếu là do khó kiếm được việc làm sau khi học nghề.

Tiếp đến là hộ mất sức lao động, già cả neo đơn với 23 hộ chiếm 15,44%. Nhóm làm nghề xe ơm và bán vé số dạo đứng ở vị trí thứ 4 và 5 với 14 hộ chiếm 9,39% hộ khảo sát. Đứng ở vị trí kế tiếp là nhóm bán qn nước vỉa hè, hàng rong với 12 hộ chiếm 8,05%. Làm nghề xe ôm và bán quán nước vỉa hè, hàng rong đều dựa vào số vốn ít ỏi mà họ tích cóp được và khơng nhất thiết phải qua đào tạo.

Nhóm hộ làm nghề bốc vác chiếm số lượng ít nhất với 3 hộ chiếm 2,02%. Công việc bốc vác khá nặng nhọc và chỉ có đàn ơng trai tráng mới làm được. Tuy nhiên, qua khảo sát thì có những hộ neo đơn, thiếu lao động, có những hộ có lao động nhưng sức khỏe yếu không thể làm được công việc này; nhưng vấn đề cơ bản nhất là hiện nay, tại quận Phú Nhuận, khơng có nhiều người th người bốc vác nữa. Nghề này sẽ thu hẹp lại, dẫn đến thu nhập cực kỳ bấp bênh.

Nhìn chung, nghề nghiệp của các hộ được khảo sát đều không ổn định, bấp bênh, thu nhập thấp, không đủ để chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Đa số các hộ đều thiếu phương tiện sản xuất, thiếu vốn, thiếu trình độ học vấn nên gặp khó khăn trong việc tiềm kiếm nghề nghiệp ổn định.

Mức thu nhập của hộ gia đình: Mức thu nhập của từng hộ gia đình được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 1. Cơ cấu thu nhập của các hộ

Nguồn: Số liệu điều tra

Trong số 149 hộ khảo sát được chia theo các nhóm thu nhập như sau:

• Thu nhập bình quân dưới 900.000 đồng/người/tháng chiếm tỷ lệ 38,93%.

Qua phỏng vấn sâu các hộ gia đình, ta thấy, đa số các hộ gia đình đều làm cơng việc bấp bênh, khơng ổn định, được bữa nay lo bữa mai, thu nhập của họ chỉ vào khoảng 36.000 đồng/người/tháng. Những số liệu trên cho thấy số hộ nghèo có mức thu nhập thấp cịn chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt với tình hình lạm phát, giá cả dịch vụ có nhiều biến động cũng làm cho hộ nghèo gặp nhiều khó khăn khi mà họ dành phần lớn thu nhập cho nhu cầu lương thực. Bên cạnh đó, thu nhập của họ khơng đủ để chi trả chi phí sinh hoạt hàng ngày và những chi phí phát sinh khác.

Trình độ văn hóa của hộ gia đình: Về trình độ văn hóa của chủ hộ cịn thấp, ít có cơ hội học tập, do đó đã ảnh

hưởng đến sự tính tốn làm ăn, cũng như tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời, cũng có sự hạn chế về nhận thức nhiều mặt của kiến thức xã hội nói chung. Mức thu

Chi khác Chi Y tế

Chi GD-VH Chi sinh hoạt

Chi ăn uống

4.65.37 5.37

4.0310.07 10.07

75.84

nhập của họ hầu như chỉ đủ để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy, họ khơng có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thốt nghèo.

Bảng 8. Tổng hợp trình độ văn hóa của các chủ hộ

Trình độ văn hóa Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Chưa bao giờ đi học 32 21,48 2. Tốt nghiệp tiểu học 22 14,76 3. Tốt nghiệp trung học cơ sở 53 35,57 4. Tốt nghiệp trung học phổ thông 34 22,82 5. Trình độ chun mơn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên 8 5,37

Tổng 149 100

Nguồn: Số liệu điều tra

Kết quả khảo sát cho thấy: người chưa bao giớ đi học chiếm 21,48% trong số tổng hộ khảo sát ; người đã tốt nghiệp tiểu học chiếm 14,76% trong tổng số hộ khảo sát; người đã tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 35,57% trong tổng số hộ khảo sát; người đã tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 22,82% trong tổng số hộ khảo sát; trình độ chun mơn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chỉ có 5,37% trong tổng số hộ khảo sát. Một số hộ do điều kiện kinh tế khó khăn nên khơng có cơ hội đến trường hoặc phải bỏ dở giữa chừng để làm việc kiếm sống.

Bên cạnh đó, đối với những người có trình độ chun mơn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chiếm tỉ lệ thấp 5,37%, ngun nhân chính là do khó áp dụng nghề đã học vào cuộc sống. Các khóa học nghề thường ngắn hạn (3-6 tháng) nên chỉ ‘cưỡi ngựa xem hoa’, chưa kịp ‘có nghề’ đã mãn khóa. Tuy nhiên, cũng khơng ít trường hợp khơng chịu học nghề vì ngại khó, thích ‘làm bữa nào, xào bữa đó’. Có người chịu đi học nghề thì lại địi hỏi các nghề cao cấp, dễ xin việc, lương cao nhưng họ lại khơng có đủ trình độ để tiếp thu. Và cho dù họ có thể học được nghề thì cũng khó tìm được đất dụng võ.

Chi tiêu của hộ gia đình: Thu nhập đã có dù ít hay nhiều, lựa chọn việc làm phù hợp cũng có thể cân nhắc nhưng

có một vấn đề mà khơng thể đánh giá một cách chính xác và cụ thể, đó là vấn đề chi tiêu của hộ nghèo.

Biểu đồ 2. Cơ cấu chi tiêu của các hộ nghèo

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, đối với người nghèo, thu nhập của họ chủ yếu chi dùng cho những yêu cầu thiết yếu như ăn uống (75,84%), sinh hoạt hàng ngày (10,07%), và tiền khám chữa bệnh (5,37%). Điều này phản ánh thu nhập của họ chưa thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, những chi tiêu cho sinh hoạt và các hoạt động khác như vui chơi, giải trí... hầu như khơng đáng kể. Bên cạnh đó ta cũng có thể thấy qua biểu đồ trên là mức tiết kiệm của người nghèo hàng tháng là khơng có, thậm chí là âm. Điều này đồng nghĩa với vấn đề đói và nợ của người nghèo. Việc chi tiêu chủ yếu là dành cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống đã làm cho việc chi tiêu cho giáo dục và văn hóa rất ít (4,03%). Do đó đã kéo theo vấn đề thất học, thơi học của con em hộ nghèo. Chi tiêu luôn là vấn đề nan giải của các hộ nghèo do khơng có cơng việc ổn định, thu nhập bấp bênh. Điều đó đã tạo nên gánh nặng cho các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người nghèo trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w