Hướng giải quyết bài toán

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp ứng dụng relational interface cho java (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG LÝ THUYẾT VỀ RELATIONAL INTERFACE

4.3 Hướng giải quyết bài toán

4.3.1 Tạo relational interface tự động từ phương thức

Đầu tiên ta sẽ tiến hành phân tích nội dung của file java để tách ra được các lớp, các phương thức, và các thuộc tính của lớp. Việc tách nội dung file .java dựa trên cấu trúc ngữ pháp trong java.

Như vậy nếu ta coi mỗi một phương thức của một lớp là một thành phần, thì ta hồn tồn có thể đưa ra được relational interface đại diện cho thành phần này, với

input là tập tham chiếu truyền vào, output là tập giá trị trả về, và ξ chính là nội dung của của phương thức.

Ví dụ, với một phương thức cộng:

public static float cong(float a, float b) {

return a + b;

}

Dự liệu truyền vào là a và b, trả về là a + b, như vậy ta sẽ có relational interface đại diện cho phương thức này là I1 = ({x1, x2}, {y1}, y1 = x1 + x2).

Phức tạp hơn, với những phương thức chứa cấu trúc điều khiển if… else như đối với một phương thức tính giá trị tuyệt đối sau:

public static float triTuyetDoi(float a) { if (a >= 0) { return a; } else { return -a; } }

Lúc này relational interface đại diện cho phương thức này có dạng:

I2 = ({x}, {y}, x ≥ 0 ∧ y = x ∨ x < 0 ∧ y = -x).

Do giới hạn của khóa luận, tơi mới chỉ thực hiện việc phân tích trên những phương thức có cấu trúc đơn giản như lấy giá trị trả về hoặc chứa câu lệnh điều khiển

4.3.2 Tính input assumption tự động

Một trong những vấn đề của bài tốn là làm sao để tính được input assumption (giả thiết đầu vào) một cách tự động. Từ định nghĩa 2 (phần 3.2):

Cho một ràng buộc ϕ ∈ ℱ(X ∪ Y), input assumption của ϕ có cơng thức in(ϕ) ≔

∃Y : ϕ, và in(ϕ) là một thuộc tính trên X. Như vậy, ta sẽ tính in(ϕ) bằng cách giả sử ∃Y

làm cho ϕ thỏa mãn hay ϕ ≔ true. Do ϕ là một công thức FOL, bằng cách cho những ràng buộc trên Y có giá trị là true, sau đó áp dụng luật trung hịa đối với hằng đúng và luật thống trị đối với hằng đúng (A ∧ 1 ≡ A, A ∨ 1 ≡ A). Ta sẽ có được in(ϕ).

Ví dụ: Với interface I = ({x}, {y}, x > 0 ∧ (y = x ∨ y = x + 1))

Để tính in(I), ta coi y = x ≔ true và y = x + 1 ≔ true, khi đó in(I) ≔ x > 0 ∧ (true ∨ true) ≡ x > 0. Vậy in(I) ≔ x > 0.

4.3.3 Tính ξ mới được tạo ra tự động

Từ định nghĩa 10 (phần 3.4) ta có:

ξ(s) ξ1(s1) ∧ ξ2(s2) ∧ ρθ ∧ ∀Yθ(I1, I2) : Φ

Φ ≔ (ξ1(s1) ∧ ρθ) → in(ξ2(s2))

Do việc, tính tốn ξ1(s1) ∧ ξ2(s2) ∧ ρθ khá là đơn giản, bài tốn được đưa về việc tính: ∀Yθ(I1, I2) : Φ. Điều này có nghĩa là ta cần tìm quan hệ giữa các xi , xi ∈ Xθ(I1,I2) sao cho ∀Yθ(I1, I2) : Φ. Giải hệ các ràng buộc Φ sẽ có được các quan hệ cần tìm.

4.3.4 Thực hiện việc kết hợp tự động

Ta sẽ tiến hành phân tích hàm main để đưa ra thứ tự kết hợp các phương thức của lớp. Thứ tự các kết hợp các interface đại diện cho các phương thức này chính là thứ tự kết hợp các phương thức có trong hàm main.

float a = 2; float b = 3; float result;

result = chia(cong(a, b), nhan(a, b)); }

Bằng việc chuyển đổi những phương thức cong, nhan, và chia có trong lớp thành relational interface, ta có được 3 relational interface tương ứng là I+, I*, I/. Ở bước này, ta chưa cần quan tâm giá trị đầu vào của biến a, b là bao nhiêu. Việc cần làm là ta phải tiến hành kết hợp 3 interface I+, I*, I/ theo đúng thứ tự với chia(cong(a, b), nhan(a, b)). Việc kết hợp được bắt đầu tại những phương thức được sẽ được tính tốn theo độ ưu tiên cao nhất. Ở đây, 2 phương thức cong và nhan sẽ được tính trước. Ứng với 2 phương thức này ta có 2 relational interface là I+, I* phép kết hợp giữa I+ và I* là song song bởi vì kết nối θ1 giữa I+ và I* là rỗng. Gọi θ2 là kết nối giữa I/ với I+ và I*. Như vậy, kết nối tổng hợp của 3 interface này là:

θ2(I/, θ1(I+, I*)) ≡ (θ2 ∪ θ1)((I+ || I*), I/)

Từ đây, ta sẽ tính ra được input, output và ξ của interface tổng hợp. Do vậy relational interface tổng hợp là hồn tồn tính được.

Tóm lại, với đầu vào là một file .java, ta đã đạt được mục tiêu là đưa ra được các relational interface đại diện cho mỗi phương thức và interface tổng hợp như mong muốn. Tuy rằng, cơng cụ này vẫn cịn tồn tại một số những hạn chế như mới chỉ phân tích được những file mã nguồn có cấu trúc đơn giản, chưa thực hiện kết hợp interface bằng phản hồi (composition by feedback), …, nhưng những hạn chế này sẽ được tôi khắc phục trong những nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp ứng dụng relational interface cho java (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w