Một số đặc điểm chung của cây Hoàng Kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang cứng hoàng kinh trong điều trị viêm khớp dạng thấp (Trang 47 - 48)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. TỔNG QUAN VỀ CÂY HOÀNG KINH

1.4.1. Một số đặc điểm chung của cây Hoàng Kinh

* Tên khoa hc: Hồng Kinh có tên khoa học là Vitex Negundo L. Cây Hồng Kinh có nơi cịn gọi là Chân chim, Ngũ trảo, Mẫu kinh, Co rút kệ, thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae) [8], [9], [11].

- Trong nghiên cứu này, tiêu bản của cây Hoàng Kinh được thu hái vào

tháng 4 năm 2013 tại Hà Nội, đã được Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

xác định đúng tên khoa học (Phụ lục giám định tên khoa học).

* Phân b:

Phổ biến ở vùng nhiệt đới Đông - Nam Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin. Ở Việt Nam, Hoàng Kinh mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh thành cảđồng bằng, miền núi và trung du [12].

* Bộ phận dùng: nhiều bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc: lá, quả, rễ, vỏ thân.

34

* Tính v, tác dng [8], [9]:

- Lá Hồng Kinh vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng giải biểu, hoá thấp, lợi tiểu, điều kinh và trừ giun.

- Quả Hoàng Kinh vị cay, đắng, tính ấm có tác dụng khu phong, trừ đàm, hành khí, giảm đau, trừ giun.

- Rễ Hồng Kinh có tác dụng hạ sốt và long đờm.

- Vỏ cây Hồng Kinh có tác dụng kích thích tiêu hố và long đờm.

* Cơng dng

- Lá Hồng Kinh được dùng chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, ngạt mũi, ho,

chữa phong thấp tê bại, gân xương đau nhức, đau thần kinh toạ, phụ nữ đau

bụng kinh. Tắm bằng lá trịphù thũng, bán thân bất toại, bại liệt. Nấu lá xông chữa đau đầu [8], [9]

* Liều dùng

- Lá: 40 - 80g tươi/ngày sắc uống; 16 - 40g lá khô dưới dạng thuốc sắc, hạt 2 - 4g, rễ 30g, vỏ cây 6 - 12g/ngày, sắc hoặc ngâm rượu uống [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang cứng hoàng kinh trong điều trị viêm khớp dạng thấp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)