Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Hải Dương. (Trang 25 - 26)

Chương 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

Đề tài được tổ chức nghiên cứu theo hai giai đoạn: nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn

2.1.1.Vài nét về khách thể nghiên cứu

Tổng số khách thể được nghiên cứu là 300 sinh viên khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh của trường Đại học Hải Dương. Khách thể được phân bố cụ thể như sau:

Khách thể nghiên cứu chủ yếu là sinh viên khối ngành kế toán và quản trị chủ yếu học tại cơ sở 2 thuộc P. Hải Tân, Thành phố Hải Dương, những sinh viên thuộc khối ngành kỹ thuật học tại cơ sở mới tại phía nam Cầu Lộ Cương, thuộc Huyện Gia Lộc, Thành phố Hải Dương

2.1.2.Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Trường Đại học Hải Dương là trường công lập trực thuộc Ủy Ban nhân dân tỉnh Hải Dương, là trường Đại học duy nhất của Tỉnh có xứ mệnh đào tạo đa ngành, cung cấp một khối lượng nhân lực cao cho xã hội đặc biệt là tỉnh nhà. Hải Dương là tỉnh nằm giữa Hải Phịng và Hà Nội nên có rất nhiều các khu cơng nghiệp đặc khu thu hút rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư. Đại học Hải Dương được xây dựng cơ sở mới tại phía Nam thành phố, với diện tích rộng 23 ha, với khu KTX được xây mới hoàn toàn sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Khu ký túc xá mới xây dựng, nhà trường tạo điều kiện bằng việc cho các bạn sinh viên ở không phải đóng tiền, chính lý do đó mà thu hút được khá nhiều sinh viên tham gia, đặc biệt các bạn ở xa và có điều kiện khó khăn. Tuy nhiên việc trường và khu ký túc xá mới xây dựng ở xa khu dân cư việc tham gia các trò chơi, giao lưu giữa các bạn có gặp chút khó khăn. Đây cũng là lý do mà sinh viên Đại học Hải Dương sử dụng MXH nhiều

2.1.3.Các giai đoạn nghiên cứu

2.3.1.1.Giai đoạn nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như các tác giả nước ngoài về hành vi, hành vi sử dụng MXH của sinh viên từ đóxác định kế thừa những luận điểm của họ đồng thời chỉ ra được những hạn chế ở các nghiên cứu để tiếp tục nghiên cứu

- Phân tích các biểu hiện của hành vi sử dụng MXH và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH của sinh viên

2.3.1.2.Giai đoạn điều tra thử

- Mục đích: Xác định độ giá trị và độ tin cậy của bảng hỏi để rút kinh nghiệm, sửa chữa những câu hỏi không đạt

yêu cầu.

- Phương pháp: Để điều tra thử, chúng tôi tiến hành sử dụng bảng hỏi đã được chuẩn bị ở giai đoạn trước.

- Khách thể nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu 100 sinh viên chính quy, trong đó 50 sinh viên ngành kế tồn và 50 sinh viên ngành quản trị kinh doanh

- Nội dung: tiến hành khảo sát thử bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý độ tin cậy, độ giá trị của công cụ điều tra

- Xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Ở giai đoạn này chỉ quan tâm

chủ yếu đến độ tin cậy và độ giá trị của phiếu trưng cầu ý kiến

2.3.1.2. Giai đoạn điều tra chính thức

Chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu.

Pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến

-Khảo sát thực trạng các biểu hiện bên ngoài của sinh viên khi sử dụng MXH

- Khảo sát thực trạng các mức độ nhận thức, thái độ của sinh viên về hành vi sử dụng MXH

- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH của sinh viên Đại học Hải Dương

*Nguyên tắc điều tra

Để có được câu trả lời chính xác, đáp ứng được yêu cầu của luận văn, sinh viên trả lời được tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có một tâm lý thoải mái, để họ có thể tự nguyện trả lời một cách nghiêm túc

Mỗi khách thể tham gia bảng hỏi cần thực một cách độc lập, nghiêm túc theo suy nghĩ riêng của mình, khơng được phép trao đổi, bàn bạc với những người khác. Cánhân có thể hỏi điều tra viên về những câu hỏi mà họ không hiểu, điều tra viên và người trả lời diễn ra trong khơng khí gần gũi, thân mật.

*Cách thức xử lý số liệu

Sư lý số liệu đã thu thập được bằng chương trình SPSS phiên bản 22.0.

Ở giai đoạn này, chúng tôi quan tâm đến độ tin cậy và giá trị của bảng hỏi nên đã sử dụng hai kỹ thuật thống kê, đó là phân tích độ tin cậy của bảng hỏi bằng phương pháp tính hệ số Alpha

Một phần của tài liệu Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Hải Dương. (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w