KHÁI QUÁT LẠI VẤN ĐỀ:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Chuyên đề Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn 2018– 2020 (Trang 36 - 38)

Tăng trưởng kinh tế là thước đo cho sự tiến bộ, phát triển trong mỗi giai đoạn của một quốc gia dựa trên sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) là chỉ số đánh giá tình hình kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống của một quốc gia. Theo đề án đổi mới mơ hình tăng trưởng ở Việt Nam được chính phủ thực hiện triển khai để phát triển kinh tế trong những năm thuộc giai đoạn 2016-2020 làm cho tốc độ tăng GDP khá cao. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid- 19 nhưng với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Ngồi ra việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là chủ trương đúng đắn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

5.KẾT LUẬN:

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng tăng trưởng kinh tế là vấn đề thiết yếu và quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần, là phương tiện, động lực để thúc đẩy sự tiến bộ nền kinh tế quốc gia với mục đích đảm bảo các vấn đề xã hội như tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo... đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Bằng những sự nỗ lực trong nhiều năm qua, Việt Nam đề ra các giải pháp đồng thời áp dụng vào thực tiễn và đem lại những kết quả đáng ghi nhận, tạo bước tiến cho nền kinh tế nước nhà. Thơng qua đề tài, nhóm có cơ hội được học tập và tiếp cận sâu hơn với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Dựa trên vốn kiến thức nền tảng đã được giảng viên trau dồi tại trường, sau khi khái quát được vấn đề từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với mong muốn nền kinh tế nước nhà ngày một phát triển hơn. Trong khuôn khổ bài tiểu luận vẫn cịn sự thiếu sót, rất mong nhận được đóng góp ý kiến từ thầy cơ và các bạn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Chuyên đề Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn 2018– 2020 (Trang 36 - 38)