Thông tin về xử lý chất thải để bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các cơ sở sản xuất doanh nghiệp tỉnh an giang (2008 2013) (Trang 49)

Xử lý môi trường Số lượng Tỷ lệ %

Có xử lý 43 71,67

Chưa xử lý 17 28,33

Tổng cộng 60 100

Bảng 4.19. Tổng hợp hiệu quả xử lý môi trường giữa các loại hình tham gia đổi mới cơng nghệ

Loại hình Xử lý mơi trường Tổng Có xử lý Chưa xử lý DN Tư nhân 8 0 8 Cty TNHH 3 0 3 Cơ sở sản xuất 28 14 42 Cty cổ phần 4 1 5 Trang trại 0 2 2 Tổng 43 17 60

Kết quả điều tra cho thấy có 71,67% (43 đơn vị) có áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường sau khi đổi mới cơng nghệ. Trong đó, cơ sở sản xuất có tỷ lệ xử lý bảo vệ môi trường cao nhất, (28 đơn vị chủ yếu thuộc lĩnh vực gạch ngói và xay xát), còn lại là doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần, với tỷ lệ lần lượt là 28,33%.

* Mối tương quan giữa tỷ lệ nhận được hỗ trợ và tỷ lệ giá trị sản phẩm tăng thêm

Biểu đồ phân tích mối tương quan cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ lệ hỗ trợ và tỷ lệ giá trị sản phẩm tăng thêm có ý nghĩa thống kê (P = 0,04 < 0,05) và R2

= 0,08 < 0,03 cho thấy mối tương quan này là rất thấp, khi tăng 1% hỗ trợ thì tỷ lệ giá trị sản phẩm tăng thêm là 0,42%. Biểu đồ cũng cho thấy tỷ lệ giá trị sản phẩm tăng thêm phụ thuộc vào nhóm hàng hóa, đối với tỷ lệ giá trị sản phẩm tăng thêm từ 10 -

13% tập trung cho các ngành hàng như thực phẩm, xay xát và kinh doanh lúa gạo và thủ công mỹ nghệ. Tương tự, tỷ lệ giá trị sản phẩm tăng thêm từ 18 - 20% tập trung nhiều nhất cho ngành hàng vật liệu xây dựng.

Từ kết quả phân tích ở Biểu đồ 4.2 cho thấy chi hỗ trợ cho ngành vật liệu xây dựng giúp tăng % tỷ lệ giá trị sản phẩm cao hơn chi hỗ trợ cho các nhóm hàng cịn lại (ở mức 20%), trong khi chi cho nhóm ngành hàng thực phẩm giúp tăng tỷ lệ giá trị tăng thêm sản phẩm thấp nhất (ở mức 10%).

Biểu đồ 4.2. Mối tương quan giữa tỷ lệ nhận được hỗ trợ và tỷ lệ giá trị sản phẩm tăng thêm

* Kết quả trao đổi với chuyên gia

Sau khi trao đổi với các chuyên gia, đa số các ý kiến cho rằng việc ban hành các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã mang lại hiệu quả rất thiết thực cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Ví dụ như về đổi mới cơng nghệ cho ngành xay xát và lau bóng theo đánh giá sơ bộ là công nghệ này hiện nay đã đổi mới gần 80% so với trước đây; Công nghệ sản xuất nước tương khơng có chứa 3MCPD là do việc quản lý của ngành chưa mạnh dạn dẹp bỏ việc sản xuất theo thủ cơng, nên vẫn cịn một số cơ sở sản xuất theo hướng thủ công; Riêng việc đổi mới các lị gạch thủ cơng thì UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở

KH&CN tìm những cơng nghệ mới về cho tỉnh để thay đổi các lị gạch thủ cơng và tỉnh đã thực hiện đưa các kiểu lò gạch như: Thái Lan, Liên hoàn, Hoffman, cải tiến,... Kết quả là một số cơ sở sản xuất gạch đã thay đổi theo công nghệ mới đã thực hiện có hiệu quả và đã phát triển thêm được rất nhiều cơ sở nữa và việc sản xuất gạch thủ cơng là khơng cịn cạnh tranh được với các lị gạch theo cơng nghệ mới.

Hoạt động phát triển ứng dụng đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 đến năm 2013, đã đạt được một số kết quả khích lệ. Trong đó, đã góp phần tăng năng suất, chất lượng cho các sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho đơn vị. Quá trình thực hiện cũng đã tạo được sự đồng thuận và sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh tham gia.

Các sản phẩm tạo ra có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn nên tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngày càng nhiều các sản phẩm trong tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như cá tra phi lê, rau quả đông lạnh... ngày càng vươn xa hơn trên thị trường thế giới.

Đồng thời, kết quả hỗ trợ thành công sẽ tạo ra môi trường hợp pháp, hấp dẫn để thu hút các đơn vị còn lại trong tỉnh, đặc biệt là các đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực với các đơn vị đã nhận được hỗ trợ chủ động đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa trên thị trường mà không cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Kết quả số lượng đơn vị đổi mới công nghệ ngày một tăng. Đồng thời, các đơn vị mới thành lập cũng quan tâm đầu tư công nghệ mới, hiện đại hơn. Chính sách này ít nhiều cũng giúp thay đổi nhận thức của doanh nghiệp trong việc tiếp cận với công nghệ và thiết bị mới, tiên tiến và hiệu quả. Tuy nhiên, hạn chế là do nguồn lực có hạn nên việc hỗ trợ chỉ mang tính "kích mồi" tức kinh phí hỗ trợ khơng nhiều, việc hỗ trợ phải theo quy trình nên doanh nghiệp ngại khơng tham gia vì mất nhiều thời gian, cộng thêm công tác tuyên truyền trong lĩnh vực này hơi yếu nên khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với chính sách này khơng được nhiều.

Chương trình hỗ trợ đổi mới cơng nghệ đã huy động được các nguồn lực trong xã hội nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của KH&CN đối với phát triển sản xuất, làm thay đổi tư duy và cách làm cho người lao động cũng như người quản lý. Đây là cơ sở thực tiễn để các ngành, các cấp, các địa phương, các tổ chức đoàn thể ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các hoạt động KH&CN và trực tiếp tham gia nhân rộng.

Tạo được nhiều nguồn thu cho tỉnh thông qua việc thu thuế từ các đơn vị làm ăn hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới cơng nghệ này đã góp phần giải quyết nhu cầu ứng dụng các tiến bộ KH&CN tiên tiến vào thực tiễn sản xuất và đời sống, nhiều giải pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường cũng đã được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn của tỉnh.

Thơng qua các hình thức hỗ trợ, một số lượng lớn lực lượng lao động trong tỉnh được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, vận hành bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Qua đó, tay nghề và năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động được nâng cao rõ rệt.

Thông qua các kết quả nổi bậc trên, thời gian tới, tỉnh nên tiếp tục chương trình hỗ trợ. Nhưng mức hỗ trợ nên được tăng lên, đề xuất là 50% (từ 500 – 800 triệu) để động viên, khích lệ các đơn vị đầu tiên dám mạo hiểm đầu tư cho các công nghệ mới. Hiện tại, tỉnh chuẩn bị ban hành Chương trình hỗ trợ cho giai đoạn tiếp theo 2016 – 2020 là rất hợp lý và thiết thực.

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nhìn chung trong giai đoạn 6 năm các đơn vị tham gia đổi mới thiết bị công nghệ tập trung nhiều nhất là các cơ sở sản xuất chiếm 70%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 13,33%, cịn lại 16,67% là cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và trang trại. Tập trung vào lĩnh vực cơ khí chế tạo các loại máy móc thiết bị phục vụ chủ yếu cho nơng nghiệp chiếm 28,33%, kế đến là chế biến thực phẩm trong sản xuất đường thốt nốt, bánh hỏi, nước tương chiếm 23,33% và ngành sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu là cơng nghệ sản xuất gạch ngói chiếm 23,33%. Những loại hình

khác khơng tham gia trong chính sách đổi mới công nghệ này, do việc tuyên truyền phổ biến về chính sách này chưa rộng, thủ tục khi tham gia thực hiện còn quá nhiều giấy tờ phức tạp nên các đơn vị trong tỉnh ngại tham gia, mức hỗ trợ còn hạn chế chưa tạo được động cơ cho các đơn vị tham gia thực hiện chính sách đổi mới cơng nghệ.

UBND tỉnh An Giang (2011b), Quy định tại Quyết định số 538/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có quy định 03 mức hỗ trợ khác nhau đối với từng loại. Theo kết quả điều tra 60 đơn vị thì tỷ lệ nhận hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ cao nhất là 30% và thấp nhất là 12%, những đơn vị nhận hỗ trợ nhiều nhất ở mức 29% có 11 đơn vị chiếm 18,33%, mức 30% có 8 đơn vị chiếm 13,33%, kế đến là mức 23% có 7 đơn vị chiếm 11,67%, số còn lại trãi đều cho các mức hỗ trợ. Nhìn chung, việc hỗ trợ dàn trãi nhiều không tập trung vào một mức nào là nhất định, điều này còn phụ thuộc nhiều vào Hội đồng xét duyệt mức hỗ trợ, tùy theo ngành nghề và loại hình mà Hội đồng quyết định mức nào là phù hợp nhất.

Sau khi thực hiện đổi mới thiết bị công nghệ, giá trị sản phẩm tăng thêm ở 60 cơ sở được khảo sát là từ 10% đến 20%/năm, trung bình là 14,22%/năm. Tập trung vào các ngành: vật liệu xây dựng, thực phẩm và cơ khí chế tạo (Biểu đồ 3.2). Như vậy, việc đổi mới thiết bị công nghệ cho các đơn vị đã mang lại lợi ích rất thiết thực cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của các đơn vị trong thời buổi cạnh tranh thị trường rất khốc liệt như hiện nay.

Hình 4.1 Giá trị sản phẩm tăng thêm phụ thuộc vào thời gian thực hiện đổi mới công nghệ

Nguyên liệu sau khi thay đổi thiết bị cơng nghệ nhìn chung khơng thay đổi, nhưng nhiên liệu tiết kiệm được thì thay đổi rất nhiều. Tiết kiệm được nhiên liệu từ 10-30% có 42 cơ sở chiếm 70%. Tỷ lệ nhiên liệu tiết kiệm trung bình cho mỗi đơn vị là 11,6%. Trong đó, cơ sở Minh Trường (cơng nghệ máy đào mương trên ruộng) đạt cao nhất là 50% với lý do sử dụng máy đào nhanh hơn và tiết kiệm được nhân công lao động. Trong khi, cơ sở kỹ thuật sản xuất xe lăn, xe lắc Bửu Sơn không tiết kiệm được nhiên liệu, lý do là cơ sở chỉ cải tiến kỹ thuật sản xuất xe, khơng tác động đến máy móc thiết bị nên lượng nhiên liệu sử dụng không nhiều.

Quy mô sản xuất của đơn vị tham gia đổi mới thiết bị cơng nghệ chủ yếu là có quy mơ nhỏ chiếm 85% và có quy mơ vừa chiếm 15%, chính sách đổi mới cơng nghệ này chưa thu hút được các đơn vị có quy mơ lớn tham gia. Nguyên nhân do

Thời gian G iá tr ị tă ng th êm Y0 t = 0 t = 6 14,22 Quan sát thực tế tại 60 đơn vị Tác động của chính sách

chính sách hỗ trợ cịn hạn chế về kinh phí, nguồn vốn đối ứng địi hỏi phải đủ lớn, nhưng mức hỗ trợ lại không nhiều.

Số lượng đơn vị được hỗ trợ là rất thấp so với tổng số đơn vị trên toàn tỉnh (60/6.555) là do một số nguyên nhân chính: Thứ nhất, nguồn ngân sách chi cho hoạt động hỗ trợ đổi mới cơng nghệ hàng năm vẫn cịn hạn chế, nên số lượng đơn vị hàng năm được hỗ trợ là khơng lớn (bình qn mỗi năm khoảng 12 đơn vị). Th nhì, mức hỗ trợ trên mỗi công nghệ là không cao (chỉ 30%, tương đương 400 triệu), nên một số đơn vị cịn chưa đủ nguồn kinh phí đối ứng để tiến hành thay đổi công nghệ mặc dù nhu cầu của cơ sở là có. Thứ ba, thủ tục hành chính cịn phức tạp, nên Chương trình hỗ trợ đổi mới cơng nghệ chưa thật sự thu hút các đơn vị tham gia. Để nhận được hỗ trợ từ Sở KH&CN, các đơn vị phải được thông qua bởi 3 hội đồng (Hội đồng thẩm định công nghệ: xem xét đánh giá về cơng nghệ, tính mới, tính tiên tiến, tính khả thi, tính bền vững, tính nhân rộng và hiệu quả kinh tế - xã hội; Hội đồng thẩm định kinh phí và Hội đồng nghiệm thu). Nếu không được Hội đồng thông qua, đơn vị không thể nhận được hỗ trợ, đơn vị không những mất thời gian, công sức đi lại, viết đề cương mà còn khơng tha thiết với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước nữa. Thứ tư, thời gian cho phép thực hiện mơ hình q ngắn nên đơn vị khó thực hiện. Thứ năm, rất ít đơn vị trong tỉnh biết đến chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ của tỉnh giai đoạn đầu triển khai. Từ những lý do trên đã mạng lại những trở ngại không nhỏ cho các đơn vị khi tham gia và được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ của tỉnh.

Mức hỗ trợ từ 2006 – 2010 là 30%, nhưng không quá 250 triệu đồng/cơng nghệ (UBND tỉnh An Giang, 2008); nhưng sau đó được nâng lên 30%, khơng quá 400 triệu đồng/công nghệ giai đoạn 2011 - 2015 (UBND tỉnh An Giang, 2011). Tuy nhiên, nhiều đơn vị trong tỉnh cho rằng mức hỗ trợ này vẫn cịn rất thấp khơng kích thích các đơn vị tham gia và một số cơ sở không đủ nguồn vốn đối ứng để tham gia chương trình, mặc dù đơn vị rất có nhu cầu thay đổi cơng nghệ. Điều này là do nguồn ngân sách tỉnh chi cho hoạt động hỗ trợ đổi mới cơng nghệ là có hạn và mục đích chính của các chính sách hỗ trợ là nhằm khuyến khích, thúc đẩy các đơn vị tiên

phong, có tâm huyết khơng ngại mạo hiểm ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Đây là chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trong các lĩnh vực mới, mạo hiểm, không phải cơ chế xin – cho, trông chờ ỉ lại vào sự bao bọc của Nhà nước. Nếu chính sách hỗ trợ 100% kinh phí thì các đơn vị khơng có nhu cầu, khơng thật sự mang tâm huyết vẫn tranh thủ các chính sách hỗ trợ này, sau khi chương trình hỗ trợ kết thúc, các đơn vị này rất khó duy trì việc sản xuất/kinh doanh. Điều này sẽ gây ra sự phát triển khơng bền vững của chính sách.

Theo TS. Nguyễn Huy Cường, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ KH&CN nhận định “Sự tăng trưởng trong phát triển kinh tế ở những nền kinh tế mới nổi không nhất thiết phải đầu tư lớn vào nghiên cứu cơ bản nhằm tạo ra công nghệ mới mà chỉ cần biết ứng dụng và cải tiến để thích ứng với cơng nghệ đã có sẵn”. (Nguyễn Huy Cường, 2013). Theo nhận định trên là phù hợp với tình hình ứng dụng và đổi mới công nghệ của tỉnh An Giang.

Tuy nhiên, hiện nay tỉnh cũng đã có các chương trình nâng cao nhận thức về phát triển khoa học và cơng nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhằm quảng q thơng tin các chính sách, chương trình đổi mới cơng nghệ đến đơn vị trong tỉnh thông qua các kênh như: Đài Phát thanh – truyền hình, Báo An Giang, Cổng thơng tin điện tử tỉnh, Cổng thơng tin điện tử Sở KH&CN, Tạp chí KH&CN và các cuộc hội thảo, hội nghị.

Các đối tượng được chọn hỗ trợ trong chính sách bao phủ đại đa số các loại hình sản xuất chính và đang được ưu tiên đầu tư của tỉnh như cơ sở sản xuất kinh doanh; các doanh nghiệp, đặc biệt ưu tiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các tổ chức khoa học và công nghệ; các đơn vị có liên quan khác (tổ chức khuyến cơng, khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, các tổ chức chính trị xã hội, hội nghề nghiệp có liên quan, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin và bảo vệ môi trường. An Giang là tỉnh biên giới, phát triển nơng nghiệp và cịn nghèo nên tỷ lệ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa chiếm đại đa số. Các loại hình sản xuất, kinh doanh này

đóng vai trị then chốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, sau

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các cơ sở sản xuất doanh nghiệp tỉnh an giang (2008 2013) (Trang 49)