Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của đào tạo nguồn nhân lực đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

6.2. Gợi ý chính sách

Để chương trình đào tạo nghề mang lại hiệu quả cao nhất là giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cho đối tượng được thụ hưởng và tính bền vững để duy trì và phát triển nghề nơng thơn, góp phần vào mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế xã hội thì đào tạo nghề phải phù hợp với nhu cầu cũng như nguyện vọng của người dân, tránh trình trạng mở các lớp đào tạo theo phân bổ của trên, qua đó ngành nghề được đào tạo khơng mang lại hiệu quả như mong muốn, làm lãng phí nguồn lực của xã hội.

Hàm thu nhập Mincer cũng như một số nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh giáo dục đào tạo mang lại cải thiện thu nhập cho lao động, đặc biệt đối với những người được thụ hưởng chính sách đào tạo nghề. Lao động huyện Thạnh Phú phần lớn là lao động có trình độ phổ thơng, đây là một bất lợi làm giảm thu nhập, vì vậy dạy nghề phải đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề.

Thực hiện bước rà soát, khảo sát nhu cầu đăng ký học nghề của lao động nông thôn để lựa chọn người học phải đúng đối tượng, ngành nghề đào tạo phải phù hợp với quy hoạch và điều kiện phát triển kinh tế của địa phương; đáp ứng được nhu cầu người học, khả năng tạo và giải quyết được việc làm, thu nhập cho người học nghề. Xây dựng mơ hình, tổ hợp tác, liên kết sản xuất để tập hợp những người học nghề tham gia, hạn chế trình trạng tự phát, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc và đảm bảo an sinh xã hội.

50

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của đào tạo nguồn nhân lực đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)