Về đổi mới kinh tế

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 25 - 33)

a) Ba chương trình kinh tế (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu) Thành

tựu đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế là đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực

hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế(lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu).

Tình hình lương thực - thực phẩm có chuyển biến tốt. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay chúng ta đã vươn lên đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất

- nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sản xuất, thực hiện chính sách khốn trong nơng nghiệp, xố bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thơng và điều hồ cung cầu lương thực- thực phẩm trên phạm vi cả nước. Nhưng bình qn lương thực đầu người của nước ta cịn thấp, việc điều hồ lương thực có lúc chưa tốt, quản lý dự trữ lương thực quốc gia có khuyết điểm lớn, giá cả lương thực - thực phẩm có những lúc tăng đột biến vì nhiều ngun nhân, tình trạng thiếu đói từng thời gian vẫn cịn xảy ra ở nhiều nơi. Chúng ta không thể chủ quan, coi nhẹ nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất và điều hoà lương thực - thực phẩm.

Hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch nhưng cũng tăng hơn trước và có tiến bộ rõ rệt về mẫu mã, chất lượng. Một số sản phẩm tư liệu sản xuất tăng khá. Các cơ sở sản xuất gắn chặt hơn với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá vật tư, tiền lương... giảm đáng kể. Đó là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới nhiều chính sách về sản xuất và lưu thơng hàng hố. Tuy nhiên, sản xuất cơng nghiệp nói chung, trong đó có sản xuất hàng tiêu dùng, phát huy tiềm năng còn thấp. Nhiều cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp và công nghiệp quốc doanh địa phương, đang gặp khó khăn, chủ yếu do trình độ trang bị kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém, giá thành sản phẩm cao, thiếu thị trường tiêu thụ và thiếu vốn, lại bị hàng ngoại chèn ép.

Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng hơn trước về quy mơ, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 439 triệu rúp và 384 triệu đôla năm 1986, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đôla năm 1990. Đã giảm được khá lớn mức độ nhập siêu so với trước đây. Phần bù lỗ cho xuất khẩu giảm đáng kể. Từ năm 1989 có thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác.

Tuy nhiên, xuất khẩu còn phải vươn lên mạnh mới đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu và trả nợ, thị trường mở ra còn chậm và bấp bênh, chưa có nhiều mặt hàng chủ lực có sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường vững chắc, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thơ cịn lớn. Quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều sơ hở: hàng nhập lậu tràn lan; ngoại tệ thu được từ xuất khẩu, nhất là ngoại tệ mạnh, chưa được quản lý thống nhất và sử dụng có hiệu quả; tranh mua hàng xuất khẩu đẩy giá lên cao và tranh bán dẫn đến bị nước ngồi dìm giá.

Những kết quả thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế gắn liền với những chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế. Nhà nước đình và hỗn nhiều cơng trình đã ký với nước ngồi và của một số ngành, địa phương để tập trung vốn cho các cơng trình trọng điểm trực tiếp phục vụ ba chương trình kinh tế hoặc có ý nghĩa trọng yếu. Trong 5 năm 1986-1990 đã dành cho ba chương trình kinh tế hơn 60% vốn đầu tư của ngân

sách trung ương, 75-80% vốn đầu tư của địa phương. Ngoài ra, phần đầu tư của nhân dân rất lớn, đồng thời cũng đã thu hút được một số vốn đầu tư của nước ngoài. Mặc dù vốn đầu tư của ngân sách trung ương giảm, nhưng xét tổng thể các thành phần kinh tế thì tổng vốn đầu tư trong nền kinh tế khơng giảm.

Nhiều cơng trình cơng nghiệp nặng quan trọng được khởi công từ những năm trước đã được đưa vào sử dụng. Đã hình thành một số ngành sản xuất mới có triển vọng tốt như dầu khí, cơng nghiệp lắp ráp hàng điện tử, nuôi và chế biến tôm... Đã xuất hiện một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung về lương thực, trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, đánh bắt và ni trồng thuỷ sản. Một số loại hình kinh tế dịch vụ mới ra đời và phát triển nhanh góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hố và phục vụ đời sống nhân dân.

Nhưng việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư cịn có tình trạng phân tán, khơng tập trung vào các cơng trình thiết yếu, cịn nhiều lãng phí và kém hiệu quả. Mặt khác, do nguồn vốn ngân sách quá eo hẹp nên đã hạn chế việc dành thêm vốn cho ba chương trình kinh tế, cơ sở hạ tầng và đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, cho đầu tư vào một số ngành và vùng trọng điểm mang lại hiệu quả nhanh. Nhiều cơ sở công nghiệp và thương nghiệp quốc doanh chậm được sắp xếp lại; một số hoạt động thương nghiệp, dịch vụ phát triển không hợp lý và lộn xộn; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản chậm phát triển; cơ cấu kinh tế miền núi chưa có chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất hàng hoá.

b) Nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, vận động hình thành theo cơ chế hàng hoá thị trường

Một thành tựu khác về đổi mới kinh tế là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Phát triển quan điểm kinh tế của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách này được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đã đi nhanh vào cuộc sống. Chính sách ấy đã góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế; khơi dậy được nhiều tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân để phát triển sản xuất, dịch vụ, tạo thêm việc làm và sản phẩm cho xã hội; thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hoá, tạo ra sự cạnh tranh sống động trên thị trường.

Để thích ứng và thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo các định hướng cơ bản của Đại hội VI, chú trọng tập trung giải quyết những nhiệm vụ then chốt và cấp bách trong từng thời gian.

Trong toàn bộ các biện pháp đổi mới cơ chế quản lý, cuộc cải cách giá, chuyển từ hệ thống định giá hành chính sang cơ chế giá thị trường có vị trí trung tâm. Đi đơi với cải cách giá, việc đổi mới chính sách lưu thơng và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã thúc đẩy hình thành thị trường thống nhất trong cả nước gắn với thị trường thế giới, góp phần điều hồ cung - cầu và giảm bớt chênh lệch về giá hàng hoá giữa các vùng trong nước. Nhờ giá cả phản ánh đúng hơn giá trị và quan hệ cung - cầu trên thị trường, thực hiện mua bán bình thường vật tư hàng hố, xố bỏ tem phiếu, đi liền với tiền tệ hoá một phần quan trọng tiền lương, đã giảm hẳn các nhu cầu giả tạo và nạn tích trữ vật tư, hàng hóa trong sản xuất và tiêu dùng, tình trạng ngân sách bù giá, tình trạng lời giả lỗ thật.

Cơng tác kế hoạch hố đã chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng là chủ yếu, bước đầu sử dụng các đòn bẩy kinh tế và lực lượng vật chất để bảo đảm cân đối tổng cung - tổng cầu trong nền kinh tế. Đã xây dựng Chiến lược kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và vùng, mở rộng thông tin kinh tế, nâng cao vai trò của hợp đồng kinh tế.

Trong lĩnh vực tài chính, đã sửa đổi, bổ sung hệ thống thuế, thi hành pháp lệnh về kế toán và thống kê, động viên khá hơn các nguồn thu cho ngân sách; giảm các khoản chi có tính chất bao cấp, mở rộng quyền chủ động tài chính cho cơ sở, thu hẹp các khoản đầu tư theo phương thức cấp phát, mở rộng đầu tư qua tín dụng. Ngành ngân hàng đã tổ chức các ngân hàng kinh doanh, triển khai kinh doanh tiền tệ, ngoại tệ, vàng bạc, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt (tuy chưa nhất quán).

Bộ máy nhà nước từng bước chuyển sang thực hiện chức năng quản lý nhà nước, khắc phục dần sự can thiệp vào điều hành kinh doanh của cơ sở. Việc xây dựng pháp luật kinh tế được đẩy mạnh.

Cùng với những đổi mới cơ chế quản lý ở tầm vĩ mô, chúng ta đã tiếp tục điều chỉnh quan hệ sản xuất ở nơng thơn, cải tiến chế độ khốn và cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp; mở rộng về nhiều mặt quyền tự chủ kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị kinh tế và của người lao động. Nhờ đó đã thúc đẩy các

cơ sở sản xuất theo nhu cầu thị trường, phấn đấu áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Cơ chế quản lý kinh tế mới đã bước đầu hình thành nhưng chưa đồng bộ, cịn thiếu nhiều luật lệ, chính sách bảo đảm sản xuất, kinh doanh đúng hướng; chậm tổng kết để đề ra chương trình tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế có hệ thống. Bên cạnh những tiến bộ, sự quản lý và điều hành vĩ mô của Nhà nước ở các cấp cũng bộc lộ nhiều mặt non yếu, chưa thực hiện nhất quán và có hiệu quả chức năng định hướng, kiểm soát và điều tiết các thành phần kinh tế.

Đáng chú ý là: hoạt động tài chính, ngân hàng, thương nghiệp quốc doanh cịn nhiều yếu kém.

● Các chính sách tài chính chưa thực sự tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển sản xuất và tạo nguồn thu.

● tình trạng thất thu thuế và bội chi ngân sách còn lớn.

● Nhà nước quản lý lỏng lẻo, hầu như thả nổi khâu phân phối thu nhập trong các đơn vị kinh tế quốc doanh. Ngân hàng chưa trở thành trung tâm thanh tốn và tín dụng của xã hội, chưa có phương thức giải quyết thỏa đáng vốn cho các cơ sở kinh doanh.

● Chính sách lãi suất cho vay và nhận gửi có nhiều bất hợp lý.

● Thương nghiệp quốc doanh cịn lúng túng trong phương thức hoạt động, chưa làm tốt chức năng điều hoà cung - cầu và điều tiết giá cả những mặt hàng trọng yếu.

● Công tác quản lý thị trường có nhiều sơ hở, nạn bn lậu, làm hàng giả trầm trọng và kéo dài, chậm ban hành các chính sách có hiệu lực để bảo hộ sản xuất trong nước.

● Cơng tác phân tích kinh tế, dự đốn các tình huống xảy ra và chuẩn bị các biện pháp ứng phó cịn hạn chế.

● Cơng tác thanh tra, kiểm tra thiếu chặt chẽ, phát hiện và xử lý những vụ vi phạm chưa kịp thời và chưa nghiêm (điển hình là các vụ tiêu cực lớn ở ngành dự trữ quốc gia, ngân hàng, tín dụng, xuất nhập khẩu, thuế, xây dựng cơ bản).

● Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu chặt chẽ, hiện tượng "trống đánh xi, kèn thổi ngược" xảy ra khơng ít. Nhiều cấp, nhiều ngành cịn bố trí những cán bộ kinh doanh thiếu hiểu biết về kinh tế và luật pháp, khơng tính đến năng lực nghiệp vụ chuyên môn, chậm phát hiện và xử lý những người thoái hoá biến chất về đạo đức.

Đó là những khuyết điểm chủ yếu trong quản lý kinh tế cần sớm được khắc phục.

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực mới mà chúng ta

chưa lường hết, chậm phát hiện và chưa xử lý tốt. Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm pháp luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, xâm phạm nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa và của công dân; nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn của nhau, nhiều trường hợp khơng có khả năng thanh tốn. Đó là xu hướng chạy theo bn bán nhiều hơn sản xuất, thương mại hóa tràn lan, xâm nhập vào cả các cơ quan văn hoá, y tế, giáo dục, nội chính...; kỷ luật, kỷ cương và pháp luật không nghiêm, bất công xã hội tăng lên.

Kết quả đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với những thành tựu và khuyết điểm như trên, thể hiện ở những mức độ khác nhau trong các thành phần kinh tế.

Kinh tế quốc doanh hiện đang nắm những bộ phận then chốt, có vị trí chi phối nền kinh tế, có tác dụng điều tiết thị trường và giá cả ở một mức độ nhất định. Gần một phần ba các xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh vươn lên trong kinh doanh và thích ứng được với cơ chế mới. Đã xuất hiện một số nơng trường, lâm trường kinh doanh có hiệu quả. Điểm yếu nhất của kinh tế quốc doanh là hiệu quả hoạt động nhìn chung cịn thấp. Một bộ phận khá lớn cơng nghiệp quốc doanh, nhất là các cơ sở do quận, huyện quản lý, đang rất khó khăn. Nhiều đơn vị thương nghiệp quốc doanh kinh doanh thua lỗ, khơng ít cơ sở bị tư nhân lợi dụng để làm ăn phi pháp.

Kinh tế tập thể trong nông nghiệp đã chuyển sang thực hiện rộng rãi cơ chế khốn, hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất, bước đầu giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng lao động và vốn của nhân dân. Đã xuất hiện một số hình thức hợp tác mới thuộc nhiều lĩnh vực cùng hoạt động trên một địa bàn. Thực tiễn khẳng định Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị là đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta và nguyện vọng của nông dân. Nhưng hiện nay phần lớn các ban quản lý hợp tác xã và tập đoàn sản xuất đang lúng túng trong hoạt động, chưa thực hiện được việc tổ chức khâu dịch vụ sản xuất, tiêu thụ, một số nhiệm vụ quản lý cần thiết và tham gia thực hiện các chính sách xã hội ở nơng thơn; tình trạng khốn trắng cho xã viên diễn ra phổ biến. Các vụ tranh chấp ruộng đất tuy đã được tích cực giải quyết, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp.

Trong lĩnh vực sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, khoảng 20% số hợp tác xã đã vươn lên thích nghi được với thị trường. Một bộ phận lớn đang rất khó khăn, khoảng 20% các hợp tác xã, trong đó có những đơn vị chỉ là kinh tế tập thể về hình thức, đã chuyển sang hoạt động dưới dạng tư nhân. Việc củng cố các hợp tác xã trong công nghiệp, xây dựng, vận tải chưa được quan tâm đúng mức theo yêu cầu Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị.

Phần lớn các hợp tác xã mua bán kinh doanh thua lỗ và lúng túng về phương hướng hoạt động. Khuyết điểm lớn là đã để phát triển các tổ chức tín dụng đơ thị một cách tràn lan, thiếu chỉ đạo và quản lý chặt chẽ dẫn đến vỡ nợ khá phổ biến, trong đó khơng ít trường hợp làm ăn gian dối.

ở nơng thơn nói chung các hợp tác xã tín dụng chỉ cịn hình thức, tình trạng tư nhân cho vay nặng

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w