Sơ đồ hóa các thông tin

Một phần của tài liệu Tài liệu CHUẨN BỊ CHO HỌC SINH CÓ BÀI KIỂM TRA TỐT (Trang 26 - 31)

Hoặc là tôi tạo ra một hệ thống, hoặc là tôi bị kẻ khác chỉ huy

Wm. Blake 1757 - 1827 người Anh.

Nhiều người trong số chúng ta được học cách làm dàn ý cho bài giảng kiểu như sau: I. #9; Ý lớn thứ nhất II. Ý lớn thứ hai A. ý nhỏ B. ý nhỏ 1. ý nhỏ trong ý nhỏ 2. #9; ý nhỏ trong ý nhỏ III. #9; Ý lớn thứ ba

Ngoài ra, một lựa chọn khác là Sơ đồ hóa các Khái niệm và Tư duy. Vẽ sơ đồ như thế nào?

Đầu tiên là đừng nghĩ đến các dàn ý hay là các đoạn văn dùng nhiều từ ngữ.

Nghĩ dựa trên các key words- từ ngữ quan trọng và các hình ảnh hoặc biểu tượng

diễn đạt các ý Bạn sẽ cần có:

 bút chì (để bạn có thể tẩy xóa dễ dàng và một tờ giấy trắng lớn, không dòng kẻ

 bảng đen và phấn màu  giấy dán giao công việc

Viết ra từ ngữ quan trọng nhất hoặc là cụm từ ngắn hoặc ký hiệu ở giữa trang.

Suy nghĩ và khoanh tròn nó lại.

Ghi các khái niệm quan trọng khác, và từ ngữ miêu tả xung quanh vòng tròn.

Tiếp tục phát triển sơ đồ

Cứ tự nhiên thoái mái điền thêm các từ ngữ, ý tưởng mới (vì bạn có thể tẩy xóa bất cứ lúc nào cơ mà!) Nghĩ khác lạ đi một chút xíu: gộp các khái niệm để mở rộng sơ đồ, bỏ bớt các giới hạn

Phát triển sơ đồ theo hướng của các chủ để chứ đừng bó buộc vào cách mà bạn vẽ sơ đồ. Khi mở rộng sơ đồ, hãy làm chi tiết hơn

sơ đồ ban đầu.

Bỏ sơ đồ sang một bên

Sau đó quay lại và tiếp tục và sửa đổi

Ngừng lại và thử tim các mối liên quan mà bạn đang làm trên sơ đồ

Cứ tiếp tục triển khai sơ đồ này (kể cả cho tới khi trước kỳ thi nếu cần thiết!)

Sơ đồ này là tài liệu học bài của bạn

kết hợp các kiến thức bạn đã biết với những gì đang học và những kiến thức bạn có thể cần để hoàn thiện.

15. Sử dụng trí nhớ

một cách hiệu quả

Người đi nhiều là người biết được nhiều Jean de la Fontaine- Nhà ngụ ngôn người Pháp, 1709 Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tục ngữ Việt Nam

Từ viết tắt bằng chữ cái đầu, thơ chữ đầu (dành cho những

thông tin liên quan tới những từ quan trọng)

Một từ viết tắt bằng chữ cái đầu được tạo nên sao cho mỗi chữ

cái đầu đó là gợi ý giúp bạn nhớ một cụm từ nào đó. Ví dụ từ BRASS là từ viết tắt để chỉ những thao tác thực hiện việc bắn súng

trường – Breath(thở), Relax(thư giãn), Aim(hướng vào), Sight(ngắm), Squeze(bóp cò).

Một bài thơ chữ đầu đôi khi cũng có thể là một câu nói mà ở

trong đó thì chữ cái đầu của mỗi từ là gợi ý giúp bạn nhớ một cụm từ hay một bài học nào đó. Chẳng hạn như: EVERY GOOD BOY DESERVES FUN là một bài thơ chữ đầu để giúp cho việc nhớ thứ tự của các nốt nhạc chính trong khóa son -- E, G, B, D, F.

Những âm tiết vần (theo hoặc không theo thứ tự các từ)

Trước tiên, hãy nhớ các từ quan trọng mà khi đọc lên thì vần với các số đếm. Chẳng hạn “bun” (bánh bao sữa) nghe gần giống với “one”, “shoe”( chiếc giày) với "two", "tree"(cái cây) với "three", "door" (cánh cửa) với "four" ..v.v…

Tiếp theo, bạn có thể gắn những gì bạn cần nhớ với một hình ảnh nào đó. Ví dụ, bạn cần phải nhớ bốn nhóm thức ăn chính – sản phẩm từ sữa, các loại thịt, các sản phẩm từ gaọ, rau quả-- hãy tưởng tượng ra pho mát ở trên một chiếc bánh bao sữa(bun), gia súc, gia cầm đang đi giày(shoe), một bó lúa treo lơ lửng trên cây(tree) và khi mở cửa (door) ra bạn nhìn thấy rất nhiều rau quả trong căn phòng.

Nhớ theo vị trí (Đối với khoảng trên dưới hai mươi đồ vật)

Hãy chọn một nơi nào đó mà bạn đã giành rất nhiều thời gian ở đó và rất dễ nhớ tới nơi đó. Hãy nghĩ rằng bạn đang đi vào nơi đó, rồi chọn những chỗ xác định – cánh cửa, ghế sofa, tủ lạnh, giá sách ..v.v…Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đặt những thứ bạn cần nhớ lên những đồ vật này, chú ý là bạn cần phải đi theo một hướng nhất định. Phải nhắc lại rằng bạn phải chọn chỗ sao cho thật dễ nhớ và theo một trình tự xác định vì như vậy sẽ thuận tiện hơn cho bạn khi bạn cần nhớ đến những thứ mà bạn cần phải nhớ. Chẳng hạn, nếu bạn cần nhớ George Washington, Thomas Jefferson và Richard Nixon, bạn có thể mường tượng tới việc khi bạn tiến tới cánh cửa của địa điểm mà bạn đã chọn, bạn nhìn thấy một tờ một đô dính trên cửa(bạn sẽ nhớ tới G. Washington vì trên tờ đô đó có in hình của vị tổng thống này), khi mở cửa ra thì bạn nhìn thấy Jefferson đang ngồi trên ghế sofa còn Nixon thì đang đứng ăn ngay cạnh tủ lạnh.

Nhớ theo những từ quan trọng (Dành cho việc học ngoại ngữ)

Trước tiên là phải xem mình đang cần phải nhớ từ gì. Chọn một từ ở Tiếng Việt mà nghe gần giống với từ đó. Tiếp đó, hãy nghĩ ra một hình ảnh nào đó liên quan đến từ ở Tiếng Việt mà bạn vừa nghĩ ra.

Hãy tìm xem có mối liên quan nào giữa đặc điểm và tên của một người. Thí dụ, nếu bạn muốn nhớ đến Shirly Temple(một diễn viên nổi tiếng với những sợi tóc quăn tự nhiên) thì bạn có thể khắc sâu cái tên này trong trí nhớ của mình bằng cách nhớ tới từ

"curly"(nghĩa là "xoăn”) và rằng những sợi tóc quăn ấy rủ xuống hai bên thái dương của cô ấy ( "temple" có nghĩa là "thái dương").

Nhớ theo kiểu móc xích giữa các ý (theo hoặc không theo thứ tự

các từ)

Dựng nên một câu chuyện mà ở đó phần cuối của mỗi câu lại liên quan tới ý tiếp theo mà bạn cần nhớ tới. Nếu bạn cần nhớ đến Napoleon, cái tai, cánh cửa và nước Đức, hãy dựng nên câu chuyện về việc Napoleon đang ghé sát tai vào cánh cửa để nghe những người đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Đức.

Được sửa đổi bởi Bob Nelson từ cuốn Người giải quyết mọi vấn đề

của J.R. Hayes, 1989 16. Sự nhồi nhét Chỉ có những người có học mới được tự do Epictetus, người Hi Lạp Sự nhồi nhét chỉ có ích vào những lúc gấp gáp;

nó hoàn toàn là không tốt cho việc học tập lâu dài Xem thêm: Chuẩn bị khẩn cấp cho bài kiểm tra

để có thêm sự lựa chọn và tiếp cận công đọan nhồi nhét một cách có hệ thống nhất có thể

Các cách nhồi nhét gồm có:

 Xem trước tất cả những tài liệu mà bạn cần phải học

 Hãy biết chọn lựa: lướt qua tất cả các chương để nắm được ý chính

 Tập trung vào việc học và ôn luyện các ý chính đó

Một phần của tài liệu Tài liệu CHUẨN BỊ CHO HỌC SINH CÓ BÀI KIỂM TRA TỐT (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w