6 Công ty may xuất khẩu Việt Trì
2.3. Nguồn vốn đào tạo
Về ngân sách nhà nước: Theo quy định của chính phủ tăng tỷ lệ ngân sách cho đào tạo nghề trong tổng ngân sách cho giáo dục và đào tạo lên 6,5% vào năm 1995 và 7,3% vào năm 2000. Để đạt được tỷ lệ trên, ngân sách Phú Thọ chi cho đào tạo nghề năm 2000 từ 10-11 tỷ đồng (năm 1998 chi cho dạy nghề 219,3 triệu đồng và năm 1999 là 366,8 triệu đồng).
Có thể nói ngân sách nhà nước tỉnh Phú Thọ chi cho đào tạo nghề là quá thấp so với quy định của Chính phủ cũng như thực tế công tác đào tạo nghề đòi hỏi. Do đó, các trường, các cơ sở đào tạo nghề phải tranh thủ khai thác các nguồn lực từ xã hội hoá đào tạo nghề như: các khoản đóng góp của người học theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và một số nguồn khác.
Biểu 13: Tổng chi cho đào tạo qua các năm
Chỉ tiêu 1997 1998 1999
Tổng chi cho đào tạo 373,3 549,9 1.688,8
Trong đó: Ngân sách: 54,9 219,3 366,8
+ Chi thường xuyên 54,9 210,3 189,8
+ Xây dựng cơ bản 0 9,6 60
Ngoài ngân sách: 318,4 330,6 1.322
+ Đóng góp của học viên 318,4 330,6 859
+ Đóng góp của người sử dụng LĐ 0 0 61
+ Nguồn khác 0 0 402
Do khu vực tư nhân chưa phát triển và cũng chưa có chính sách chia sẻ gánh nặng này cho khu vực tư nhân nên phần lớn lấy từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của học viên. Mức chi ngân sách cho đào tạo có sự gia tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như chưa phản ánh sự ưu tiên và chưa tương xứng với khả năng và còn vào loại thấp so với các tỉnh và mức chung của cả nước. Mức chi thấp tới mức các trường, các ngành học... hầu hết chỉ trả đủ mức chi trước mắt nên mức trang thiết bị, phương tiện học tập mới, cải tạo cơ sở vật chất, đổi mới giáo trình... còn rất thấp.
Thêm vào đó, sự phân bổ còn chưa hợp lý giữa các bậc học, các loại trường, các vùng, các huyện trong tỉnh... do kinh phí giáo dục được phân bổ theo số dân hay theo số lượng học sinh, còn cho các nhóm trường thì dựa trên số lượng sinh viên và mức cho cho một sinh viên nhưng mức chi này chưa phản ánh sự khác biệt giữa các khối học, các loại trường trong khi không xét đến điều kiện "làm" giáo dục - đào tạo có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các nhóm trường. Điều này dẫn đến có những địa phương có điều kiện "làm" giáo dục thuận lợi thì lại nhận được mức đầu tư cho đào tạo từ ngân sách cao hơn trong khi những địa phương khó khăn hơn thì tình trạng ngược lại. Tình trạng này cũng đúng đối với các nhóm trường, khối trường, ngành học. Do vậy, ngân sách chi cho đào tạo nghề đã thấp lại bị sử dụng không hiệu quả thêm trở ngại cho sự phát triển của ngành.
Mức chi ngân sách có tăng nhưng mức chi cho một học viên, sinh viên lại không đáng kể. Dẫn đến tình trạng quá tải ở một số trường, một só trung tâm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học.
Tóm lại, do ngân sách dành cho đào tạo nghề thấp nên một số trường, trung tâm đào tạo nghề không có khả năng chuyển đổi trang thiết bị cho ngành học hoặc có đầu tư chuyển đổi thì rất chậm chạp và không đáng kể. Vì vậy, thực hiện mục tiêu đào tạo gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và quy mô đào tạo, gây trở ngại cho sự phát triển của ngành.