I- Thời kỳ quá độ và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr 8.
lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nói rõ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là "bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ, để phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại"3.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường "rút ngắn" quá trình lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng "rút ngắn" không phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý chí, coi thường quy luật, như muốn xoá bỏ nhanh sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế "phi chủ nghĩa xã hội" hoặc coi nhẹ sản xuất hàng hóa, v.v.. Trái lại, phải tơn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào
điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra
con đường, hình thức, bước đi thích hợp. Phát triển theo con đường "rút ngắn" là
phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở chủ nghĩa tư bản không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả về quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng, như Lênin đã nói về chủ nghĩa xã hội ở nước Nga trước
đây là sự kết hợp nhiệt tình cách mạng cao của nước Nga với kỹ thuật hiện đại
trong các tơrớt của Mỹ và nghệ thuật quản lý trong ngành đường sắt ở Đức. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện hàng loạt các hình thức quá độ. Sự cần thiết khách quan và vai trị, tác dụng của các hình thức kinh tế quá độ được Lênin phân tích sâu sắc trong lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Thực hiện các hình thức kinh tế quá độ, các khâu trung gian... vừa có tác dụng phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, vừa cần thiết để chuyển từ các quan hệ tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó là hình thức vận dụng các quy luật kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể.
Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là q trình rất khó khăn, phức tạp, tất yếu "phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng
đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ"1.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường
rút ngắn để xây dựng đất nước văn minh, hiện đại. Nhưng khả năng, tiền đề để thực hiện con đường đó thế nào? Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho
thấy mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước ta vẫn có những khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Về khả năng khách quan