Các cách giải quyết khủng hoảng của lứa tuổi lên

Một phần của tài liệu Những đặc điểm tâm lí của trẻ ấu nhi (Trang 25 - 29)

Khi trẻ tách được mình ra khỏi người khác và có ý thức về khả năng của chính mình thì đồng thời cũng xuất hiện một thái độ mới với người lớn, trẻ muốn giống người lớn, muốn được độc lập, tự khẳng định mình… Đây là bước phát triển mới nhưng giai đoạn này trẻ lại xuất hiện tính bướng bỉnh,

muốn làm theo ý mình, tự mình làm tất cả, không biết lượng sức mình, muốn làm các việc: lái xe, xây nhà, nấu nướng, mua hàng… Và tất nhiên, người lớn sẽ không thỏa mãn được ý muốn đó, vì thế, cái gọi là “ khủng hoảng trẻ lên 3” xãy ra. Biểu hiện một số đặc điểm trong tính của trẻ: Bướng bỉnh, ích kỉ, hỗn láo… đặc biệt đối với người lớn.

Đối với những đứa trẻ đang vào ở tình trạng khủng hoảng, người lớn thường gặp khó khẳn trong quan hệ với trẻ mà trở ngại lớn nhất là tính bướng bỉnh ngang ngạnh của nó. Nếu được giáo dục đúng đắn, nếu người lớn kịp thời nhận thấy những khả năng mới của trẻ và thỏa mãn nhu cầu muốn độc lập tự chủ của nó và tạo ra những hình thức hoạt động mới , những quan hện mới với người lớn thì sự khủng hoản sẽ đựoc rút ngắn và vượt qua một cách nhẹ nhàng. Nếu người lớn còn quá coi thường cuộc khủng hoảng này mà không thay đổi các biện pháp giáo dục cho phù hợp thì sự khủng hoản của tuổi lên ba sẽ kéo dài suốt thời thơ ấu, để lại những dấu vết nặng nề về sau này.

Người lớn phải tạo cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, đó là nơi trẻ thể hiện đựơc tốt nhất tính độc lập của mình và là nơi thỏa mãn đựợc nhu cầu tự thể hiện.

Người lớn cần nhẹ nhàng, kiên trì, khuyên nhủ trẻ, không nên cáu giận với trẻ, đồng thời cũng phải nghiêm khắc đối với trẻ, không thẻ chiều theo ý thích của trẻ được, làm cho trẻ có cảm giác “ muốn gì đựoc lấy”.

Phải biết tôn trọng tính độc lập của trẻ và biết cách hướng dẫn để trẻ tự làm lấy một số việc đơn giản như ự xúc cơm ăn, tự mặc lấyu quần áo, làm một số việc đơn giản để giúp đỡ cha mẹ thì trẻ sẽ biêt vâng lời, tính ương buơng được giảm bớt….

“Hãy dạy con ngay từ lúc con còn ẵm ngửa”. Câu cách ngôn dân gian rất thông minh này kêu gọi chúng ta bắt đầu dạy con ngay từ thuở còn thơ, không bỏ phí dù chỉ là một ngày, một giờ, ngay cả là một phút. Tại sao phải dạy sớm như vậy? Bởi vì cơ sở của tính cách sau này, của toàn bộ nhân cách đứa trẻ được xây dựng ngay từ tuổi thơ, đứa trẻ trở thành nhân cách tốt hay không là do sự giáo dục, kèm cặp của gia đình, của các bậc giáo dục định hướng cho các bé ngay từ những ngày đầu tiếp xúc với xã hội. Vì vậy, trong đề tài này, người viết đi sâu vào nghiên cứu những đặc điểm tâm lí trẻ ấu nhi, trên cơ sở phân tích sự phát triển tư duy, ngôn ngữ, ý thức, tình cảm xã hội của trẻ để có thể hiểu thêm về trẻ, chăm sóc trẻ được tốt hơn, đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của trẻ, tránh được những sai lầm mà người lớn thường mắc phải: quá chiều chuộng trẻ, hoặc thờ ơ, lạnh nhạt… đối với trẻ. Trong thời kì này, trẻ phát triển mạnh nhất, nhân cách của trẻ bị ảnh hưởng lớn bởi những người xung quanh, thời kì tính “ hiếu động” và “bắt chước” người lớn đang ngự trị mạnh mẽ thì người lớn phải hết sức cẩn trọng trong hành vi của mình, tránh gây tổn thương cho trẻ, để tránh xảy ra mâu thuẫn giữa người lớn và trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn “ khủng hoảng tuổi lên 3”. Đồng thời, cũng xin đưa ra một số biện pháp giáo dục đối với trẻ trong độ tuổi này, giúp cha mẹ và các bậc giáo dục tìm hiểu thêm, áp dụng trong việc dạy dỗ, giáo dục con em mình.

Mục lục

I. Lý do và mục đích chọn đề tài II. Nội dung của đề tài

Vị trí và ý nghĩa của tuổi ấu nhi trong quá trình phát triển tâm lý con người Những đặc điểm tâm lý ở tuổi ấu nhi

2.2.1 Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo 2.2.2 Sự phát triển ngôn ngữ

2.2.3 Sự phát triển tư duy trực quan hành động 2.2.4 Sự xuất hiện tự ý thức và nguyện vọng độc lập 2.2.5 Sự tiến triển tình cảm và xã hội

2.3. Bài học sư phạm- những phương pháp giáo dục hiúp trẻ phát triển tâm lý

2.3.1. Giáo dục trẻ ấu nhi thông qua thế giới đồ vật 2.3.2. Các biện pháp giáo dục cảm xúc- tình cảm cho trẻ 2.3.3. Các biện pháp giúp trẻ phát triển sự tự ý thức 2.3.4. Các cách giải quyết khủng hoảng của lứa tuổi lên 3

1- Tâm lý học phát triển- Nguyễn Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004.

2- Giáo dục các con trong gia đình- Am Bac- Đi- An, Nxb Kim Đồng- Hà Nội, 1977.

3- Tập bài giảng Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm- TS. Đinh Thị Kim Thoa ( chủ biên), Hà Nội.

4- Tâm lý và sinh lý- Thế Trường, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1998

5- Tìm hiểu tâm lý trẻ em- Nguyễn Khắc Viện ( chủ biên), Nxb Phụ nữ Hà Nội, 1983

6- Tâm lý học phát triển- Vũ thị Nho, Nxb ĐH Quốc gia Hà nội, 1999.

Một phần của tài liệu Những đặc điểm tâm lí của trẻ ấu nhi (Trang 25 - 29)