hỏng
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kĩ thuật được xây dựng cho từng loại sản phẩm. Tại xí nghiệp, mỗi một loại sản phẩm cũng có một định mức chi phí riêng. Sản phẩm hỏng tính trong định mức được tính vào chi phí sản xuất cho sản phẩm còn những sản phẩm hỏng ngoài định mức sẽ được xem xét nguyên nhân để qui trách nhiệm cho những người liên quan trực tiếp. Về mặt này kế toán đã thực hiện theo đúng các chuẩn mực ban hành song trong thực tế toàn bộ sản phẩm hỏng đều được qui thành sản phẩm hỏng không sửa chữa được và được tính vào chi phí sản xuất chung. Thực tế này gây ra lãng phí vì một số sản phẩm hỏng
vẫn có thể sửa chữa được với chi phí thấp và việc sửa chữa mang lại hiệu quả hơn nhiều so với giá trị sản phẩm nhập kho với tư cách là phế liệu. Vậy biện pháp đưa ra ở đây là tận dụng tối đa khả năng sửa chữa của các sản phẩm hỏng để tiết kiệm chi phí tạo ra chúng. Có thể phân loại sản phẩm hỏng như sau:
+ Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kĩ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế . Do đó cách tốt nhất đối với loại sản phẩm này là đem nhập kho phế liệu để sử dụng cho việc khác hoặc tái chế.
+ Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kĩ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa này có lợi về mặt kinh tế. Đối với các sản phẩm loại này chúng ta cần xác định nguyên nhân và mức độ hỏng hóc để có cách thức xử lý phù hợp về mặt kĩ thuật. Nếu sửa chữa đạt yêu cầu chất lượng thì đem nhập kho thành phẩm, nếu không sẽ chuyển vào kho phế liệu.
Các chi phí sửa chữa được tập hợp vào TK142- Chi phí trả trước . Sau đó sẽ căn cứ vào nguyên nhân cụ thể để xử lý chi phí này. Phòng KCS có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ kế toán phân loại sản phẩm hỏng trong sổ chi tiết sản phẩm hỏng thành hai loại như trên.