Từ các kết quả nghiên cứu, Luận án đã đạt được những kết quả sau: Luận án đã sử dụng phương pháp mạch từ tương đương, tính tốn điện cảm và mô men cho SRM ba pha. Sử dụng phân tích Fourier
24
mômen của SRM với kết cấu ba pha đã xác định ảnh hưởng của góc cực rotor để độ nhấp nhô mômen của SRM là cực tiểu và đề xuất các xác định góc cực rotor hợp lý cho mỗi kết cấu SRM 3 pha.
Luận án đã đưa ra được quy luật tăng giảm của mơmen theo tỉ lệ góc cực stator/bước cực stator, tỉ lệ góc cực rotor/bước cực rotor cho SRM 6/4 và 12/8. Qua đó tìm được giá trị tối ưu của tỉ lệ góc cực stator/bước cực stator, tỉ lệ góc cực rotor/bước cực rotor để động cơ đạt được mơ men trung bình lớn nhất khi thiết kế SRM 3 pha.
Luận án đã phân tích đánh giá được ảnh hưởng của góc cực rotor đến nhấp nhơ mơ men và mơ men trung bình để động cơ đạt được mơ men trung bình cao và nhấp nhơ mơ men nhỏ. Khi góc cực rotor thay đổi thì mơ men trung bình và nhấp nhơ mơ men đều thay đổi một cách phi tuyến so với chiều tăng của góc cực rotor. Các sóng hài tồn tại trên SRM 3 pha chủ yếu là các bậc sóng hài 3,6,9,12,15,… là bội của số pha dây quấn.
Luận án đã xác định được quan hệ ràng buộc giữa góc đóng, góc mở dịng điện với góc cực stator, rotor của SRM để tránh việc tạo mơmen âm gây hậu quả giảm mơmen trung bình và tăng độ nhấp nhơ mômen.
Luận án đã đưa ra cách xác định tỉ lệ góc cực/bước cực stator, rotor nhằm đảm bảo mơmen trung bình lớn đồng thời giảm thiểu nhấp nhơ mômen trong thiết kế SRM 3 pha, cách xác định trên cũng ứng dụng được cho loại khác của SRM.
Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo:
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ tích số cực stator với góc cực stator/ tích số cực rotor với góc cực rotor đến đặc tính mơmen và nhấp nhơ mômen
+ Nghiên cứu tối ưu góc đóng mở dịng điện theo sự thay đổi tốc độ của động cơ từ trở.
+ Nghiên cứu các dạng sóng hài của mơmen với kết cấu động cơ từ trở hai pha, bốn pha kích thích.
25