Xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng sức khỏe răng miệng và đánh giá hiệu quả can thiệp chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại đắk lắk (Trang 64 - 65)

Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi làm sạch, được nhập bằng phần mềm EPI DATA 3.1. Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích số liệu theo phương pháp thống kê y học [84]:

- Thống kê mô tả bao gồm: tần số, tỷ lệ, trung vị, trung bình và độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất.

- Thống kê suy luận bao gồm:

+ Tính p: Đối với các biến định lượng sử dụng t-test để kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm; χ2 test được dùng để xác định tỷ lệ đưa ra có khác

với một tỷ lệ khác và để kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ của hai hay nhiều nhóm với điều kiện dưới 20% tổng số ơ trong bảng có tần số mong đợi nhỏhơn 5 và khơng có ơ nào có tần sốmong đợi nhỏhơn 1, nếu điều kiện này không thỏa mãn bắt buộc phải dùng Fisher’s exact test.

+ Tính OR: Khi đánh giá một số yếu tố liên quan đến biến phụ thuộc bằng mơ hình hồi quy logistic đơn biến, đa biến sử dụng tỷ suất chênh với khoảng tin cậy 95% (OR, 95%CI), được xem là có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Biến phụ thuộc bao gồm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng, mất răng và bệnh quanh răng, một số yếu tố liên quan đưa vào mơ hình bao gồm giới, nhóm tuổi, địa dư, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, xếp loại kinh tế, số lần chải răng/ngày

- HQCT được đánh giá bằng test kiểm định giả thuyết, giá trị p được so sánh trong từng nhóm và giữa hai nhóm đối chứng và can thiệp trước và sau can thiệp. Sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê khi p<0,05.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng sức khỏe răng miệng và đánh giá hiệu quả can thiệp chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại đắk lắk (Trang 64 - 65)