Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÌM tầm ẢNH HƯỞNG của bài báo KHOA học TRONG MẠNG TRÍCH dẫn (Trang 29 - 30)

1.4.1. Phương pháp tổng luận

Nghiên cứu tổng luận về Big Data, cơ sở dữ liệu đồ thị, Scala. Nghiên cứu này giúp tìm hiểu những gì trên thế giới đã thực hiện, chưa thực hiện và các vấn đề mở có liên quan đến những nội dung trên.

1.4.2. Phương pháp so sánh

Để thực hiện dự án cần phải chọn lựa hệ quản trị cơ sở dữ liệu đồ thị, ngơn ngữ lập trình, hệ điều hành, ... Do đó cần phải tiến hành so sánh các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đồ thị, các ngơn ngữ lập trình, các hệ điều hành phù hợp với đề tài.

1.4.3. Phương pháp nghiên cứu tính khả thi

Trước khi thực hiện đề tài cần phải nghiên cứu tính khả thi của đề tài về: cơng nghệ, kinh tế, pháp lý, tiến độ công việc, ... Qua nghiên cứu lý thuyết sơ bộ và thực hiện các thực nghiệm cơ bản thì đề tài này hồn tồn khả thi.

1.4.4. Phương pháp nghiên cứu mô phỏng

Để xử lý Big Data thực sự cần phải có Server Cluster đủ mạnh gồm nhiều server có cấu hình cao. Do điều kiện trang thiết bị hạn chế nên đề tài này chỉ thực hiện trên ba máy tính thơng thường. Điều này có ảnh hưởng đến tốc độ xử lý cũng như qui mô dữ liệu được xử lý nhưng không làm thay đổi bản chất của bài tốn.

1.4.5. Phương pháp phân tích và thiết kế thuật toán

Do yêu cầu của đề tài gồm những nội dung như: 1. Tổ chức dữ liệu thô thành cơ sở dữ liệu đồ thị. 2. Tìm tầm ảnh hưởng của một bài báo.

3. Tìm bài báo có tầm ảnh hưởng nhiều nhất.

4. Xác định độ lan tỏa của một bài báo theo thời gian. 5. Biểu diễn trực quan đồ thị.

Để giải quyết mỗi u cầu tơi cần phải phân tích, áp dụng thuật tốn phù hợp cũng như thiết kế các thuật tốn mới. Ví dụ: hiện có nhiều phương pháp xác định tầm ảnh hưởng của một bài báo, do đó cần phải phân tích các phương pháp cũng như thuật tốn xác định tầm ảnh hưởng để chọn lựa phương pháp phù hợp nhất để có thể cải tiến và áp dụng nó.

Một phần của tài liệu TÌM tầm ẢNH HƯỞNG của bài báo KHOA học TRONG MẠNG TRÍCH dẫn (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w