Trái Đất có hai địa cực là Bắc cực và Nam cực, đó là hai cực địa lý của Trái Đất. Về phương diện từ, Trái Đất có thể xem là một nam châm khổng lồ có hai cực là cực từ Bắc và cực từ Nam. Khi đặt một nam châm thử nằm cân bằng trên mặt đất thì cực Bắc của kim nam châm hướng về phía cực Bắc địa lý, còn cực Nam kim nam châm hướng về cực Nam địa lý. Như vậy vị trí cực từ Bắc của "nam châm Trái Đất" gần trùng với cực Nam địa lý còn cực từ Nam gần với cực Bắc địa lý. Nguyên nhân chính xác về từ trường của Trái Đất đến nay vẫn chưa được làm rõ.
6.2 Khái niệm độ từ thiên
Trên thực tế vị trí các cực từ của Trái Đất có sự biến đổi theo thời gian. Hiện nay, cực từ Bắc không trùng với cực Nam địa lý và cực từ Nam không trùng với cực Bắc địa lý. Do đó, các đường sức từ trên mặt đất không trùng với các đường kinh tuyến. Giữa chúng có một góc lệch gọi là độ từ thiên hay góc từ thiên.
6.3. Khái niệm độ từ khuynh
6.4 Khái niệm hiện tượng bão từ
Các yếu tố của từ trường Trái Đất tại bất cứ điểm nào trên Trái Đất cũng luôn biến đổi theo thời gian. Nhưng biến đổi này xảy ra rất phức tạp, có những biến đổi xảy ra theo chu kỳ hàng thế kỉ, có những biến đổi xảy ra theo mùa, có những biến đổi biến đổi giữa ngày và đêm. Tuy nhiên đó là những biến đổi có tính địa phương. Chỉ những biến đổi từ trường Trái Đất trên quy mô toàn cầu mới gọi là bão từ.
Những bão từ yếu thường không liên quan đến hoạt động của Mặt Trời vì các cơn bão từ loại này xảy ra thường xuyên, hầu như tháng nào cũng có vài cơn bão từ yếu. Những cơn bão từ mạnh thường chỉ xảy ra khi có những hoạt động mạnh của Mặt Trời.
7. ỨNG DỤNG