TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NHỮNG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả điều trị tinh hoàn không xuống bìu (Trang 50 - 52)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.10. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NHỮNG

TỒN TẠI

Ở Việt Nam, dị tật THKXB đã có nhiều cơng trình nghiên cứu thực hiện từ những năm 1980. Trong vòng 2 thập niên gần đây, vấn đề này được đề cập

sâu hơn qua các nghiên cứu về điều trị bằng phẫu thuậthoặc nội tiết tố.

Tác giả Nguyễn Xuân Thụ (1974) nêu kỹ thuật đặt tinh hoàn ngoài cơ

Dartos. Nguyễn Phúc Cẩm Hồng (1994) và sau đó là Bùi Văn Hịa (1998) đã báo cáo kết quả phẫu thuật THKXB bằng phương pháp cố định tinh hoàn ngoài cơ Dartos [34].

Năm 1995, tác giả Lê Ngọc Từ nêu lên thực tế một số vấn đề điều trị THKXB bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoạ Lê Ngọc Từ và Nguyễn Bửu Triều (2007) đã phân tích về bệnh lý và những biến đổi bất thường của THKXB, các tác giả đề nghị nên chẩn đoán sớm và điều trị sớm THKXB trước 2 tuổi [105],[106].

Thái Lan Thư (1993) tổng kết điều trị bệnh lý THKXB qua 10 năm. Hoàng Tiến Việt (2007) và Lê Văn Trưởng (2013) báo cáo kết quả phẫu thuật hạ THKXB tại bệnh viện Việt Đức [17],[35]. Kết quả mổ thành công trên

80% nhưng tỷ lệ trẻ trước 2 tuổi thấp dưới 20%.

Tác giả Trần Văn Sáng (1978) thực hiện kỹ thuật bóc tách sau phúc mạc để hạ THKXB thể caọ Thái Minh Sâm (2007) áp dụng kỹ thuật kéo dài thừng tinh trong phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn thể cao, kết quả thành công > 90% [18].

Nguyễn Thanh Liêm, Lê Anh Dũng (2004), Lê Tất Hải (2006), Nguyễn Thị Mai Thủy (2014) báo cáo kết quả khả quan của việc ứng dụng phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị THKXB thể sờ không thấy tại bệnh viện Nhi Trung ương [33],[78].

Trần Quốc Hùng (2007) thấy rằng nhiều trường hợp THKXB không được điều trị sẽ gây biến chứng ung thư tinh hoàn khi bệnh nhân 21-50 tuổi [97].

Nguyễn Hữu Thanh (2013), báo cáo biến chứng xơ teo tinh hoàn, giảm khả năng sinh sản ở bệnh nhân THKXB được điều trị muộn sau 18 tuổi [16].

Nguyễn Thị Ân (2000), Trần Long Quân (2013) đã báo cáo điều trị THKXB bằngnội tiết tố, kết quảtinh hồn xuống bìu 14,1%- 22,2%, xuống 1 phần tạo thuận lợi cho mổ từ 43,7%-64,6% [21],[22].

Như vậy, các nghiên cứu trong nước chủ yếu đề cập đến kết quả điều trị THKXB bằng nội tiết tố và phẫu thuật. Tuổi điều trị trung bình có giảm từ 13 tuổi những năm 1990 xuống còn 5,2 tuổi năm 2013, nơi điều trị chủ yếu ở các cơ sở y tế có chun mơn kỹ thuật cao nhưng tuổi điều trị vẫn muộn so với khuyến cáo. Cho đến nay, nước ta chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về chẩn đoán sớm THKXB, tỷ lệ mắc sau sinh cao hay thấp, diễn biến tự nhiên của THKXB như thế nàọ Có nhiều vấn đề liên quan đến bệnh lý THKXB chưa hoàn toàn được sáng tỏ như thời điểm lý tưởng để can thiệpđiều trị bằng nội tiết tố và/ hoặcphẫu thuật để giảm tối đa khả năng biến chứng, tăng tỷ lệ thành công, bảo vệ chức năng của tinh hoàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả điều trị tinh hoàn không xuống bìu (Trang 50 - 52)