Ứng dụng TKNT tƣ thế nằm sấp trong điều trị ARDS

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo tư thế nằm sấp trên bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển (Trang 41 - 43)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.3. THƠNG KHÍ NHÂN TẠO TƢ THẾ BỆNH NHÂN NẰM SẤP

1.3.2. Ứng dụng TKNT tƣ thế nằm sấp trong điều trị ARDS

Năm 1976 Piehl và Brown đã cho thấy tƣ thế nằm sấp có tác dụng tăng oxy máu cho 5 bệnh nhân ARDS mà khơng có tác dụng phụ [10]. Hầu hết các nghiên cứu sau đó đều cho thấy TKNT tƣ thế nằm sấp an toàn và hiệu quả cho chiến lƣợc mở phổi làm cải thiện oxy máu và là biện pháp hữu ích cho bệnh nhân ARDS nặng [118]. Khi bệnh nhân đƣợc chuyển sang tƣ thế nằm sấp thì

có sự dịch chuyển đơng đặc phổi từ phía lƣng sang phía ngực và thơng khí phế nang đồng đều hơn giữa các vùng [86]. Tƣ thế nằm sấp giúp huy động hầu hết các vùng phổi xẹp vì vậy làm cải thiện tỷ lệ thơng khí/tƣới máu (VA/Q) mà khơng làm tăng áp lực đƣờng thở. Vùng lƣng nặng hơn và chứa

Tƣ thế nằm sấp Huy động PN ↓ thiếu oxy ↑ áp lực ổ bụng ↑ máu TM trở về ↓ sức cản mạch phổi ↑ tiền gánh thất phải ↑ thể tích máu ↓ hậu gánh thất phải ↑ tiền gánh thất trái Dự trữ tiền gánh

Không thay đổi CO ↑ CO

nhiều dịch hơn khi nằm ngửa nên khi thay đổi sang tƣ thế nằm sấp thì làm thay đổi vị trí chứa dịch sang phía ngực do trọng lực. Khi đó sự thơng khí sẽ chuyển từ vùng ngực sang vùng lƣng [100].

Các nghiên cứu gần đây đƣợc áp dụng TKNT tƣ thế nằm sấp cùng với những tiến bộ của thở máy nhƣ TKNT bảo vệ phổi, thời gian bệnh nhân nằm sấp đƣợc tăng lên, thực hiện trên những bệnh nhân ARDS có giảm oxy máu nặng.

Các nghiên cứu ban đầu thƣờng áp dụng TKNT tƣ thế nằm sấp ở giai đoạn muộn, sau khi đã áp dụng các biện pháp khác nhƣng khơng thành cơng. Mặt khác thì thời gian bệnh nhân nằm sấp cũng ngắn, chỉ từ 6 - 8 giờ (chiếm 1/3 thời gian trong ngày). Guerin và cộng sự cho rằng một trong những yếu tố làm thất bại của TKNT tƣ thế nằm sấp là do áp dụng muộn, thời gian nằm sấp ngắn và không áp dụng TKNT với Vt thấp. Vì vậy nghiên cứu của Guerin và

cộng sự đã áp dụng sớm, thời gian từ khi đặt nội khí quản đến khi bệnh nhân nằm sấp dƣới 36 giờ. Các bệnh nhân cũng cần có thời gian ổn định từ 12 - 24

giờ trƣớc khi TKNT tƣ thế nằm sấp. Thời gian nằm sấp từ 16 - 18 giờ/ngày và

kết hợp với TKNT Vt thấp [13]. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy khi

tiếp tục kéo dài thời gian nằm sấp hơn nữa thì cũng khơng có lợi mà cịn có nguy cơ làm tổn thƣơng do tỳ đè, oxy máu khơng cải thiện thêm, thậm chí cịn giảm đi ở thời điểm sau 16giờ [103],[119].

Tƣ thế nằm sấp đƣợc coi là biện pháphỗ trợ nhằm cải thiện oxy máu và tăng huy động phế nang. Bệnh nhân ở tƣ thế nằm sấp thì thơng khí vẫn đƣợc đảm bảo nhƣ khi nằm ngửa. Vì vậy khi chuyển bệnh nhân sang tƣ thế nằm sấp thì có thể tiếp tục duy trì và điều chỉnh các thơng số máy thở nhƣ khi bệnh nhân nằm ngửa [16],[120]. PEEP cũng đƣợc sử dụng trong thở máy ở các bệnh nhân nằm sấp. Sự phân bố khí khơng đồng bộ có thể đƣợc giảm đi khi sử dụng PEEP [121],[122]. Thở máy với PEEP ở tƣ thế nằm sấp làm cải thiện oxy, tăng chức năng hô hấp. Cả hai cùng làm tăng dung tích cặn chức năng và

giảm xẹp phổi với cải thiện tỷ lệ thơng khí/tƣới máu liên quan với TKNT tƣ thế nằm sấp [123].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo tư thế nằm sấp trên bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)