III. TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2005 VÀ KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
b. Tình hình lao động của Công ty trong năm 2005.
Do tình hình thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay rất sôi động nên nhu cầu nhân sự cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty cũng biến động không ngừng. Theo báo cáo năm 2005 thì số lượng lao động thay đổi liên tục do nhiều nguyên nhân, có thể thấy rõ điều này qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 1 : Tình hình biến động lao động của Công ty Điện thoại đường dài Viettel năm 2005.
Đơn vị: Người
Số lao động đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số lao động cuối năm
862 661 452 1056
(Nguồn: Báo cáo nhân sự của Công ty điện thoại đường dài Viettel)
Trong quý IV/2005, quân số Công ty tăng thêm 205 nhân viên và giảm 24 người ( có 22 người nghỉ việc và 02 người điều động cho các đơn vị khác). Tổng quân số toàn Công ty tính đến hết 30/12/2005 là 1056 người. Đặc biệt
5 Tạp chí Bưu chính viễn thông & công nghệ thông tin - kỳ 2 – tháng 2/2006 – “ Thị trường di động tiếp tục “gia nhiệt”” nhiệt””
tuyển 23 cán bộ chủ chốt về kinh doanh, tài chính cho TTVT các tỉnh. Nguyên nhân chính làm giảm nhân sự trong Công ty là do nhân sự được điều động sang Công ty thu cước ( Công ty thu cước được tách riêng ra khỏi Công ty điện thoại đường dài Viettel).
Trong năm 2005 công tác phát triển mạng lưới được đẩy mạnh, đối với mạng PSTN đã mở dịch vụ tại 27 tỉnh và đối với mạng VoiP là 46 tỉnh. Công tác phát triển thuê bao và đấu nối trực tiếp cũng không ngừng phát triển. Trong quý IV/2005 đã phát triển được 28.733/30.000 thuê bao đạt 96% kế hoạch. Tổng thuê bao trên toàn mạng đến hết tháng 9 là 89.078 thuê bao. Và cũng trong quý IV/2005 đã cung cấp dịch vụ được 341/425 khách hàng đạt 80% kế hoạch. Luỹ kế hết quý IV/2005 đã cung cấp dịch vụ được 596 khách hàng. Về đại lý điện thoại công cộng đến hết tháng 12/2005 đã phát triển được 1.625 đại lý. Chính tình hình phát triển thị trường như vậy của Công ty nên nhu cầu nhân sự không ngừng biến động, nhân sự cần nhiều hơn cho công việc và công tác tuyển dụng cũng không ngừng được cải tiến đề đáp ứng nhu cầu nhân sự cho công việc một cách có hiệu quả nhất.
Cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính:
Bảng 2 : Cơ cấu lao động theo giới tính
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Số lượng lao động
Tổng số lao động 1056
Số lao động nữ 330
Số lao động nam 726
(Nguồn: Báo cáo nhân sự của Công ty điện thoại đường dài Viettel)
Qua biểu đồ trên có thể thấy là lực lượng lao động nam trong Công ty chiếm tỷ lệ khá cao, xấp xỉ 70% lực lượng lao động toàn Công ty. Trong khi đó lao động nữ chỉ chiếm khoảng 30% lực lượng lao động toàn Công ty. Điều này cho thấy tương quan lực lượng giữa lao động nam và lao động nữ trong Công ty khá chênh lệch. Nguyên nhân có thể do đặc thù công việc, lĩnh vực mà Công ty tham gia sản xuất kinh doanh và do chính sách lao động của Công ty.
Cơ cấu lao động theo trình độ:
Bảng 3 : Cơ cấu lao động theo trình độ
Đơn vị: Người Trình độ Số lượng lao động Đại học 529 Cao đẳng 184 Trung cấp 172 Khác 171
( Nguồn: Báo cáo nhân sự của Công ty điện thoại đường dài Viettel)
Nguồn lao động của Công ty có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn khoảng 50% nguồn lao động, cao đẳng chiếm 18%, trung cấp và trình độ khác là 16%. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao và ổn định cho Công ty. Với điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm, vì thế lực lượng lao động mà có trình độ cao là một lợi thế lớn của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường viễn thông đầy biến động hiện nay.
Công ty đang lập kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên một cách hoàn chỉnh hơn nữa nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, lao động có trình độ đại học chiếm khoảng 60% – 70%, cao đẳng chiếm khoảng 20% - 30% và đặc biệt là tăng thêm số lao động có trình độ trên đại học ( nhóm lao động quản lý) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý lao động trong Công ty.
Cơ cấu lao động theo ngành nghề:
Bảng 4 : Cơ cấu lao động theo ngành nghề
Đơn vị: Người
Ngành nghề Số lượng lao động
Kỹ thuật 516
Kinh tế 409
Khác 131
Biểu đồ: Cơ cấu lao động theo ngành nghề
Công ty Điện thoại đường dài Viettel là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử viễn thông, đây là lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao vì thế kỹ thuật được đặt lên hàng đầu. Cơ cấu lao động theo ngành nghề kỹ thuật chiếm khoảng 49% lực lượng lao động. Kinh tế cũng được chú trọng vì Công ty điện thoại đường dài Viettel là doanh nghiệp kinh doanh, lao động theo ngành nghề kinh tế chiếm 39% lực lượng lao động. Với tỷ lệ như vậy có thể thấy mặc dù kinh doanh nhưng Công ty vẫn luôn đảm bảo được chất lượng dịch vụ cung cấp với chất lượng cao nhất tới khách hàng và đây chính là một điểm làm cho Công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Cơ cấu lao động theo dịch vụ:
Bảng 5 : Cơ cấu lao động theo dịch vụ
Đơn vị: Người
Dịch vụ Số lượng lao động
Dịch vụ 178 368
Dịch vụ PSTN 408
Quản lý, phục vụ 280
( Nguồn: Báo cáo nhân sự năm 2005 của Công ty điện thoại đường dài Viettel)
Theo số liệu trên thì lao động làm việc trong dịch vụ PSTN là cao nhất 408/1056 lao động chiếm khoảng 39% lực lượng lao động toàn Công ty. Đứng thứ 2 là dịch vụ 178 chiếm khoảng 35% , 26% còn lại là Quản lý, phục vụ. Trong năm 2005 mạng PSTN đã phát triển 21/23 tỉnh, nâng tổng số tỉnh thành đã mở dịch vụ lên 27 tỉnh. Dịch vụ 178 trong năm 2005 đã mở dịch vụ tại 3/6 tỉnh thành, nâng tổng số tỉnh thành đã mở dịch vụ lên 46 tỉnh. Nguyên nhân là do một số bưu điện còn gây khó khăn làm chậm tiến độ mở mạng; một số tỉnh chưa chủ động liên hệ với bưu điện tỉnh để giải quyết dứt điểm trong công tác mở mạng; các tỉnh còn lúng túng trong việc triển khai kinh doanh dịch vụ; nhân sự còn thiếu, phân tán cho nhiều dịch vụ do vậy không đáp ứng được nhu cầu công việc. Điều đó giải thích tại sao lao động trong dịch vụ PSTN trong năm 2005 lại nhiều hơn lao động trong dịch vụ 178 và Quản lý, phục vụ.