- Đáp ứng nhu cầu chè nội tiêu cả nước
- Xuất khẩu ngày càng tăng, giữ vững và ổn định thị trường với số lượng lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu lên 200 triệu USD/năm.
-Phát triển chè ở những nơi có điều kiện, ưu tiên phát triển chè ở Trung du, miền núi phía Bắc, từ năm 2000 – 2005 xây dựng thêm 3 vùng chè chuyên canh tập trung vời năng suất và chất lượng cao tại Mộc Châu – Sơn La, Phong Thổ - Lai Châu, Than Uyên – Lào Cai.
-Nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao động.
-Thâm canh tăng năng suất để đạt mức doanh thu bình quân 18 triệu đồng/ha, mức cao là 30 triệu đồng /ha.
Bảng 3 : Một số chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển chè Viêt nam Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tổng diện tích chè cả nước 81.692 2 104.00 0 104.00 0
Diện tích chè kinh doanh (ha) 70.192 92.500 104.00 0
Diện tích chè trồng mới (ha) 4.550 2.800 - Năng suất bình quân (tấn tươi/ha) 4,23 6,1 7,5
Sản lượng búp tươi (tấn) 297.60 0 490.00 0 665.00 0 Sản lượng trà khô (tấn) 66.000 108.00 0 147.00 0
Sản lượng xuất khẩu (tấn) 42.000 78.000 110.00 0
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 60 120 200
2.3.4.2 Phân vùng chè
Để đạt được các mục tiêu và kế hoạch phát triển trên ,cần
đầu tư chiều sâu vào các vùng chè truyền thống và mới phát triển của ta như :
1. Vùng chè Trung du:
Chủ yếu gồm có Phú thọ, Thái nguyên, Yên bái. Sản lượng chiếm 75% tổng sản lượng của toàn miền Bắc (theo số liệu của năm 1959). Ở đây chủ yếu sản xuất hai loại chè đen và chè xanh phần lớn dùng để xuất khẩu. Đặc điểm của vùng chè này là chè mọc trên các đồi, độ cao so với mặt biển từ 25-100m, giao thông thuận tiện.
2. Vùng chè thượng du:
Vùng chè này chủ yếu có Hà giang, Yên bái, Nghĩa lộ, Lai châu. Sản phẩm chủ yếu là chè mạn, chè lục. Gần đây nhiều
xưởng chè thủ công đã được xây dựng và chất lượng chè xanh sản xuất ra đã có thể chọn lọc để xuất khẩu. Sản lượng hàng năm chiếm khoảng 20-25% tổng sản lượng chè toàn miền Bắc (số liệu 1957)
Đặc điểm của vùng chè này là trước đây chè mọc từng cây một trên các đồi cao, giao thông không thuận tiện bằng vùng chè trung du.
3. Vùng chè tươi (còn gọi là vùng chè đồng bằng)
Vùng này gồm các tỉnh Thanh hoá, Nghệ tĩnh, Hà đông Ninh bìnhv.v..thường sản xuất chè tươi, chè nụ cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong vùng.
Ngoài ở miền Bắc, hiện nay còn một số tỉnh trung du cũng đã phát triển thành những vùng chè mới và chủ yếu dùng để chế biến chè xanh.
ở miền Nam, sơ bộ có thể chia làm hai vùng:
- Vùng chè cao nguyên:
Vùng này gồm có Kontum, Playcu, Ban mê thuột. Sản lượng hàng năm dưới thời thuộc Pháp là1700 tấn với diện tích gần 2000 hécta.