Tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi

Một phần của tài liệu SKKN Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT (Trang 27 - 30)

2 .Tác phẩm “ Chí Phèo” Nam Cao

5. Tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi

Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là Việt. Sau trận chiến đấu ác liệt tai khu rừng cao su, người chiến sĩ Giải phóng quân này bị thương nặng, lạc đồng đội, buộc phải nằm lại ở chiến trường. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh trở về với những kỉ niệm đã qua: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, đồng đội…Mạch tự sự của tác phẩm được triển khai theo dòng hồi ức khi đứt khi nối ấy của nhân vật. Đoạn trích trong SGK tái hiện tâm trạng của nhân vật Việt khi tỉnh dậy lần thứ tư.

Phải nói rằng Nguyễn Thi rất giỏi diễn tả các cảm giác hư hư thực thực trong tâm hồn nhân vật và hữu hình hóa các trạng thái nội tâm vơ hình: “Người

Việt như đang tan ra nhè nhẹ”, “Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một ḿnh ở đây thơi ư? Câu hỏi bật ra trong đầu Việt rồi dội lại trong từng chân lơng kẽ tóc. Cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mơng nhất, trong đêm thứ hai này, khi Việt thấy khơng cịn bị đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến đi rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm”. Nguyễn

27

u nhất của thế giới nội tâm con người. Trong tay ông, sức mạnh của nghệ thuật ngôn từ đã phát huy cao độ. Khả năng phân tích tâm lí của nhà văn cộng với năng lực sử dụng ngôn ngữ tinh tế đã dẫn lối cho tác giả khám phá, miêu tả những trạng thái cảm xúc, cảm giác ẩn sâu nhất trong thế giới tâm lí của nhân vật.

Nguyễn Thi rất chú ý đến yếu tố tâm lí lứa tuổi khi khắc họa tâm trạng của nhân vật Việt. Đây là chàng trai mới lớn nên tính cách cịn có nhiều nét “trẻ

con”. Việt có những suy nghĩ, cảm xúc thật thơ ngây: “Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn”.

Những câu văn nửa trực tiếp ấy thật hữu dụng để tác giả kéo gần khoảng cách giữa người đọc và những gì đang diễn ra trong đáy lịng nhân vật. Việt khơng chỉ muốn gặp má mà còn muốn chạy thật nhanh về với các đồng đội, “níu chặt

lấy các anh mà khóc như thằng út em vẫn níu chân chị Chiến” vì anh sợ bóng

đêm, sợ ma: “Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao trịn lấy Việt, kéo theo đến cả

con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xồi mồ cơi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngồi vàm sơng, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc”.

Tâm lí nhân vật của Nguyễn Thi khơng bao giờ đơn giản, đơn điệu qua ngịi bút miêu tả của ơng. Dù có những nét tâm lí “trẻ con” như trên nhưng trong tư thế, tâm thế của một người chiến sĩ thì Việt lại hiện lên rất chững chạc, kiên cường, sục sơi ý chí chiến đấu. Việt là một người anh hùng thực sự qua những cảm xúc, suy nghĩ, hành động được Nguyễn Thi miêu tả. Khi anh nghe thấy tiếng súng: “Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên (…). Chà, nổ dữ, phải

chuẩn bị lựu đạn xung phong thơi! (…)Việt vẫn cịn đây, ngun tại vị trí này, đạn đã lên nịng, ngón cái cịn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. (…) Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng khơng biết rằng mình đang bị đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến”. Những câu văn như được chắt ra từ chính tim óc của nhân

28

kiểu câu được sử dụng đa dạng, các động từ được tung lên trang văn với mật độ cao, nhịp văn gấp gáp đã lột tả được tâm trạng sốt ruột, khao khát chiến đấu mãnh liệt của Việt.

Sự chuyển cảnh, chuyển trạng thái tâm lí của nhân vật được Nguyễn Thi thực hiện rất khéo và tinh, rất tự nhiên, không một chút gượng ép. Từ sự thôi thúc chiến đấu đang trỗi dậy trong lòng ở thời điểm hiện tại, Việt bỗng nhớ về quá khứ: “Ngày má chết rồi, ý nghĩ đi bộ đội cũng thôi thúc Việt như vậy. Nhưng

hồi đó rắc rối hơn đêm nay bò tới mặt trận nhiều”. Thế rồi, theo tiếng gọi của

hồi ức, Việt lại nhớ về những ngày trước khi lên đường tòng quân, những sự việc đang tạm thời ngủ yên trong tâm trí đã lại hiện về rõ mồn một: việc hai chị em tranh nhau ghi tên nhập ngũ, việc chú Năm đồng ý cho cả hai lên đường, hai chị em trò chuyện đêm trước hôm ra đi, việc Chiến và Việt khiêng bàn thờ ba má sang gửi chú Năm…

Bên cạnh đó có nhiều phương thức, phương tiện nghệ thuật hữu hiệu đã được Nguyễn Thi sử dụng để miêu tả tâm lí nhân vật.

Trước hết, phải nói đến phương thức trần thuật đặc sắc của tác giả trong truyện ngắn này. Truyện được kể chủ yếu từ điểm nhìn, giọng điệu của nhân vật Việt, hay nói cách khác, điểm nhìn của người kể chuyện ở ngơi thứ ba đã nhập hịa gần như làm một với điểm nhìn của nhân vật. Điều này tạo điều kiện cho tác giả có thể đào sâu vào nội tâm nhân vật, diễn tả những cảm giác, cảm xúc nóng hổi, vẹn nguyên của nhân vật một cách tự nhiên, chân thực. Ngôn ngữ nửa trực tiếp chiếm một tỉ lệ tương đối cao trong văn bản, có vai trị thể hiện sống động những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật.

Các kiểu câu, như đã thấy ở trên, được dùng rất phong phú: Bên cạnh câu trần thuật là câu hỏi (“Việt có một mình ở đây thơi ư?”), câu cầu khiến (“Các

anh chờ Việt một chút”), câu cảm thán (“Đúng súng của ta rồi!”). Tất cả đội

quân Việt ngữ ấy đều vào đúng vị trí đắc địa dưới sự dẫn dắt, chỉ huy của vị chủ tướng Nguyễn Thi và chúng đều phát huy cao độ tác dụng trong việc biểu đạt các hình thái nội tâm đa dạng của nhân vật.

29

Ngôn ngữ miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Thi mang nét riêng là đậm chất Nam Bộ. Cái hồn Nam Bộ trong hình tượng nhân vật cũng vì thế mà được tơ đậm, không thể trộn lẫn với các nhân vật ở các vùng khác.

Với ngịi bút phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Thi, thế giới tâm hồn của Việt đã hiện lên rõ nét đến từng góc khuất, từng cảm giác tinh vi. Cá tính và phẩm chất của nhân vật qua đó được thể hiện nổi bật. Đó là sự hội tụ của những đặc điểm tưởng như trái ngược: vừa có nét hồn nhiên, thơ ngây, vừa gan góc, dũng cảm, kiên cường, với những suy nghĩ, hành động của một người anh hùng. Qua việc miêu tả chân thực, cảm động tâm trạng của nhân vật, Nguyễn Thi cũng bộc lộ sự trân trọng, tình u tha thiết của ơng dành cho những người nông dân Nam Bộ.

PHẦN 3

HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI MỘT SỐ DẠNG ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu SKKN Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)