Mặc dù đã có những bước phát triển dài nhưng có thể thấy, đến nay thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé và vẫn đang trong giai đoạn hình thành. Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng
đang gặp phải một số thách thức đối với sự phát triển bền vững của mình, có thể kể:
- Thứ nhất, lạm phát. Trong năm 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 12,6% và dự báo trong năm 2008 tỷ lệ này còn cao hơn, làm cho chúng ta nhớ đến tình trạng lạm phát trong những năm đầu bảo hiểm nhân thọ được triển khai. Lạm phát cao kéo theo hệ quả là làm giảm niềm tin của công chúng đối với các khoản đầu tư dài hạn, các hợp đồng bảo hiểm dài hạn đồng thời làm cho lãi suất ngắn hạn tăng lên cao (như lãi suất tiết kiệm ngân hàng), tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
- Thứ hai, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính (như ngân hàng, chứng khốn và các tổ chức tài chính) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm như tiết kiệm gửi định kỳ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm với thời hạn dài kèm theo các hình thức khuyến mại như tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng và nhiều ưu đãi liên quan khác. Theo đánh giá chung, sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn 2004-2006.
- Thứ ba, môi trường luật pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm mặc dù đã được quan tâm xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa theo kịp sự phát triển của ngành, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều vui mừng là việc sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm đã được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm 2010.
- Thứ tư, nhận thức và hiểu biết của thị trường cũng như của các cơ quan nhà nước nói chung về bảo hiểm nhân thọ vẫn chưa cao, gây khó khăn cho hoạt động của ngành. Đặc biệt, đến nay đại lý bảo hiểm nhân thọ chưa nhận được sự đánh giá cao của cơng chúng và chưa được chính thức thừa nhận như một nghề nghiệp chuyên nghiệp.
- Thứ năm, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp khơng ít khó khăn do thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ. Hiện có tới 90% nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ dành đầu tư vào trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng thương mại. Vì thế hiệu quả đầu tư thấp và bảo tức cho người tham gia bảo hiểm vẫn chưa cao.
Bên cạnh những thách thức trên, những hệ quả của giai đoạn phát triển “nóng” cũng là những vấn đề mà ngành bảo hiểm nhân thọ cần phải giải quyết, vượt qua.
2.4. Giải pháp
- Thực hiện hiện đại hố doanh nghiệp thơng qua việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa và cơng nghệ quản lý, công nghệ kinh doanh tiên tiến nhất trên thế giới. Tổ chức lại hoạt động, chuẩn hoá các quy trình theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, nâng cao giá trị cho khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời tăng cường áp dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đa dạng hoá kênh phân phối, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở phân đoạn thị trường, nguồn lực và những điểm mạnh của doanh nghiệp.
- Lấy chính sách phát triển con người làm trọng tâm, đặc biệt khuyến khích nhân tài qua các biện pháp như tiền lương, tiền thưởng, thăng tiến, đánh giá, đào tạo…
- Tăng cường áp dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động.
- Chiến lược trong phát triển sản phẩm, cung cấp dịch vụ, thực hiện bán chéo các sản phẩm…
- Phát huy những tinh hoa và bản sắc văn hoá Việt trong cung cấp dịch vụ và các hoạt động.