Trong những năm gần đây, đặc biệt hai năm trở lại đây, chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thực hiện chấn chỉnh hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của chính phủ và ngành như: điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, định lại kỳ hạn nợ, giãn nợ, ... và thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ tối đa.
Biểu 8: Tình hình nợ qúa hạn (NQH) tại NHCT Phúc Yên (2000-2002) 2002)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
1. Tổng dư nợ 94.720 139.688 163.854
- Trong đó: NQH 2.862 4172 5234
- Tỷ lệ NQH/ dư nợ 3,02% 2,98% 3,19%
2.Dư nợ trung, dài hạn 27.082 51.657 60.798
- NQH trung, dài hạn 425 473 1.000
- Tỷ lệ NQH trung dài hạn/ Dư nợ trung dài hạn
1,57% 0,92% 1,79% Nguồn : Báo cáo tín dụng NHCT Phúc Yên (2000-2002)
Nhìn vào bảng nợ quá hạn trên chúng ta thấy rằng so với toàn hệ thống thì rủi ro của chi nhánh NHCT Phúc Yên là thấp (<5%), chủ yếu ở đây là cho vay ngắn hạn, thời hạn vay ngắn, khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên một thực tế đặt ra là theo quy chế cho vay của NHNN và NHCT thì
nhiều khoản nợ vay đến hạn không trả được nợ gốc và lãi ngay sẽ được gia hạn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Quy chế này giúp cho ngân hàng có thể tạm thời giảm bớt tình trạng nợ quá hạn gia tăng; giúp cho khách hàng có thêm một khoảng thời gian để tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng nhưng nếu quá lạm dụng nó thì cũng đồng thời ảnh hưởng xấu đến khả năng thu nợ, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng tức là gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Ba năm 2000, 2001, 2002 đều phát sinh nợ quá hạn đối với tín dụng trung, dài hạn. Tỷ trọng nợ trung, dài hạn quá hạn so với tổn dư nợ trung, dài hạn không cao: năm 2000 là 1,57%, năm 2001 giảm xuống còn 0,92% nhưng đến năm 2002 thì lại tăng lên đến 1,97%. Riêng năm 2002, dư nợ quá hạn trung dài hạn tăng cao (hơn 530 triệu) là do phát sinh nợ quá hạn của công ty Ươm tơ Mê Linh.
Tỷ trọng này thoạt nhìn thì ta thấy vẫn còn an toàn nhưng do dư nợ cho vay tín dụng trung dài hạn mới tăng mạnh vào năm 2001, kỳ thu nợ lại dài nên những rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Nếu không làm tốt công tác giám sát thực hiện vốn vay và đôn đốc thu nợ tốt thì khả năng gia tăng nợ quá hạn là cao.
Ví dụ như công ty Ươm tơ Mê Linh có một dự án sản xuất bia và nước giải khát, do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không trả nợ đúng hạn: Doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất không hợp lý, đầu tư từ 2000 lít/ ngày lên đến 6000 lít/ ngày mà vốn vay là chủ yếu nên đẩy chi phí lên quá cao; Chất lượng sản xuất bia còn thấp, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, khâu tiếp thị quảng cáo, chính sách bán hàng không hợp lý nên khả năng tiêu thụ thấp… những nguyên nhân trên đều phát sinh từ nguyên nhân chính là vấn đề quản lý. Do quản lý yếu kém mà việc nhận định lên kế hoạch sản xuất kinh doanh không hợp lý, đầu tư cho các đại lý nhưng không quản lý chặt chẽ dẫn đến việc thất thoát tài sản…Một nguyên nhân nữa là trong quá trình cho vay, ngân
hàng đã không nắm bắt được đầy đủ thông tin để ra quyết định dẫn đến tình trạng không thu hồi đúng hạn nợ vay, phải chuyển sang nợ quá hạn 530 triệu đồng. Hiện nay, chi nhánh đang phối hợp với đơn vị thu nợ bằng việc bán đấu giá dây truyền sản xuất bia trị giá khoảng 500 triệu và thu 30 triệu còn lại từ các nguồn khác. Đây là bài học cho các cán bộ tín dụng trong thực hiện công tác cho vay tín dụng trung dài hạn đối với đặc trưng của địa bàn huyện Mê Linh và toàn địa bàn Phúc Yên.
Ta có thể thấy rõ hơn thực trạng rủi ro này qua báo cáo dư nợ phân theo ngành và thành phần kinh tế như sau: