Văn kiện ĐHĐB, SDD, tr

Một phần của tài liệu 1 tiểu luận chuyên đề lóp biên tập viên tư tưởng hồ chí minh về tính nhân dân và tính chiến đấu của báo chí (Trang 25 - 28)

Thứ ba, đội ngũ những người làm báo chí cách mạng phải khơng ngừng trau dồi nghiệp vụ báo chí và đạo đức cách mạng. Người làm báo khơng có nghiệp vụ báo chí cao thì dù thực tiễn đời sống của nhân dân có phong phú, đa dạng, có giàu xúc cảm đến đâu thì nhà báo cũng khơng thể phản ánh được chính cuộc sống của quần chúng nhân dân; khó mà phát hiện ra những điểm sáng từ trong quần chúng nhân dân để chắt lọc, nhân rộng thành những điển hình trên báo chí; càng khó mà phản ánh đúng được sự thật trong vô vàn những mảnh ghép thơng tin nhiều, rối loạn. Nếu khơng có nghiệp vụ chun mơn báo chí cao, người làm báo khó mà đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, những luận điệu chiết trung, ngụy biện cho cái xấu, cái ác, cái thấp hèn,v.v.. Do vậy, những người làm báo cách mạng phải không ngừng học tập trau dồi chun mơn nghiệp vụ báo chí, Đồng thời, họ cũng phải tăng cường trau dồi đạo đức cách mạng.

Thứ tư, phát huy vai trị gương mẫu tiên phong, tính tích cực của chính đội ngũ

làm cơng tác báo chí. Chính họ chứ khơng ai hết là những người làm cho báo chí thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng. Những cán bộ làm công tác quản lý phải thực hiện đúng đường lối báo chí của Đảng, chính sách về báo chí của Nhà nước ta. Đội ngũ phóng viên, nhà báo sẵn sàng vượt khó vươn lên, gắn bó với đời sống nhân dân, phản ánh đúng những điểm sáng trong dân để nhân rộng điển hình, ca ngợi những hành vi mới sáng tạo, phù hợp chân – thiện – mỹ, có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc, đẩy lùi cái xấu.

Những giải pháp trên phải được thực hiện đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả thiết thực trong việc quán triệt và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về tính nhân dân của báo chí cách mạng./.

KẾT LUẬN

Có thể nói, nguyên tắc tính nhân dân của hoạt động báo chí là một vấn đề rộng lớn. Với phạm vi một bài tiểu luận, chúng ta chưa thể tìm hiểu đầy đủ những khía cạnh của nó. Nhưng có thể khẳng định: ba biểu hiện cơ bản của nguyên tắc này là:

Báo chí phản ánh và đánh giá các sự việc, hiện tượng dưới quan điểm của nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân,đề cao và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự tiến bộ xã hội. Báo chí lên án những tiêu cực trong xã hội, biểu dương người tốt, việc tốt, góp phần vào việc xây dựng một xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.

Báo chí thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng. Nhân dân có thể tham gia vào báo chí trong tư cách là cộng tác viên cung cấp thông tin, trực tiếp làm ra các sản phẩm báo chí hoặc trong tư cách là cơng chúng, đóng góp ý kiến phê bình, kiến nghị về tất cả các hoạt động của đời sống xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Sự tham gia này khiến cho báo chí thực sự trở thành một diễn đàn dân chủ, thu hút được tiếng nói của đơng đảo nhân dân.

Báo chí sử dụng ngơn ngữ có tính đại chúng, nghệ thuật biểu hiện phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu và nhu cầu thẩm mĩ lành mạnh của công chúng. Nhà báo phải viết sao cho giản dị, dễ hiểu mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mĩ, tức khả năng truyền tải thơng điệp trong tác phẩm báo chí tới độc giả.

Tính nhân dân là một ngun tắc cơ bản của hoạt động báo chí. Nó có quan hệ chặt chẽ với tính Đảng, tính tự do, và tính nhân đạo của báo chí.

Trên thực tế, báo chí Việt Nam đã cơ bản thực hiện tốt nguyên tắc tính nhân dân trên cả ba biểu hiện của nó. Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn cịn những hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hiện nay các cơ quan báo chí Việt Nam vẫn đang tích cực đề ra các biện pháp nhằm tăng cường tính nhân dân trên báo chí để báo chí thực sự trở thành báo chí “của dân, do dân, vì dân”. Để làm được việc này đòi hỏi sự tham gia, ủng hộ tích cực của quần chúng. Bên cạnh đó, bản thân mỗi nhà báo cũng cần có ý thức trong việc nâng cao tính nhân dân trên báo chí. Với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới tính nhân dân trên báo chí sẽ ngày càng phát huy vai trị của mình, phục vụ cho lợi ích của tồn Đảng, tồn dân, như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “... cần nâng cao hơn nữa chất lượng của báo chí để nó làm trịn nhiệm vụ cao cả của nó... Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”.

1. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2005, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

2. Hồ Chí Minh, Những bài bút chiến, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2006, tr. 5

3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Bài phát biểu tại Đại hội nhà báo Việt Nam lần thứ 2, ngày 17-4-1959, Nxb. Chính trị quốc gia, t. 9, tr. 423

4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12, Nxb CTQG,H.2011; tr.166 5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb CTQG,H.2002; tr. 117. 6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb CTQG,H.2002; tr. 118. 7. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb CTQG,H.2002; tr. 120. 8. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb CTQG,H.2002; tr. 118. 9. Xem: Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb CTQG,H.2002; tr. 118.

10. Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, văn phòng Trung ương, H.2016; tr.124. 11. Văn kiện ĐHĐB tồn quốc lần thứ XII, văn phịng Trung ương, H.2016; tr.125. 12. Văn kiện ĐHĐB tồn quốc lần thứ XII, văn phịng Trung ương, H.2016; tr.127. 13. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb CTQG,H.2002; tr.271.

14. Xem: Văn kiện ĐHĐB tồn quốc lần thứ XII, văn phịng Trung ương, H.2016; tr.129.

Một phần của tài liệu 1 tiểu luận chuyên đề lóp biên tập viên tư tưởng hồ chí minh về tính nhân dân và tính chiến đấu của báo chí (Trang 25 - 28)