Sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3. NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC

3.2.1. Sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật

Mở rộng đất nông nghiệp, lâm nghiêp xâm hại đến rừng và các hệ sinh thái khác: Mở rộng đất canh tác nông nghiệp có liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của đất nước, là quy luật tất yếu phải xảy ra khi dân số tăng nhanh và văn hoá, kinh tế, xã hội ngày một phát triển. Ngày nay, phá rừng, xâm hại đến đất ngập nước để mở rộng đất canh tác không hợp lý là một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy thoái đa dạng sinh học vì làm mất nơi sống cùa nhiều loài thực vật, động vật. Chỉ tính riêng hình thức du canh đã tàn phá khoảng 13 triệu ha rừng trước đây thành đất trống đồi núi trọc.

Khai thác gỗ làm cạn kiệt rừng, mất môi trường sống: Gỗ là sản phẩm lâm nghiệp rất quan trọng trong xây dựng. Tuy nhiên, khai thác gỗ quá mức làm kiệt quệ rừng. Khai thác gỗ phục vụ cho các mục tiêu khác nhau: làm gỗ chống hầm lò trong công nghiêp khai thác, khai thác gỗ làm đồ thủ công mỹ nghệ…Kết quả là rừng bị cạn kiệt nhanh chóng cả về diện tích và chất lượng, nhiều loài thực vật, loài gỗ quý và những động vật sống trong rừng suy giảm số lượng và nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt diệt

Hơn 50% những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 nước trong tổng số 57 nước nhiệt đới trên thế giới. Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi cư trú là các cánh rừng tự nhiên đa bị mất.Tốc độ phá hủy đặc biệt lớn tại các nước Philippines, Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ, các nước Châu Phi,... đa làm mất phần lớn các các nơi cư trú của các loài hoang dã, trầm trọng nhất là các nước Gambia, Ghana và Ruanda. Tốc độ phá rừng hiện nay khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới, tốc độ khá nhanh ở mức 1,5 đến 2% là các nước như Việt Nam, Paraguay, Mehico và Costa Rica. Tại vùng Địa Trung Hải, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn lại 10%.

Đối với các loài động vật hoang dã quan trọng, phần lớn những nơi cư trú thích ứng của chúng đa bị phá huỷ, chỉ còn lại một số rất ít được bảo vệ. Ví dụ loài đười ươi khổng lồ ở Sumatra và Borneo đa mất 63% nơi sinh sống và chỉ còn 2% diện tích nơi sinh sống nguyên thuỷ của chúng được bảo tồn.

Việc phá hủy các rừng mưa nhiệt đới là dấu hiệu đi kèm với việc mất các loài. Rừng nhiệt đới ẩm chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng ước tính chúng chứa hơn 50% tổng số loài trên trái đất. Diện tích ban đầu của rừng mưa nhiệt đới ước tính khoảng 16 triệu km2. Kết hợp với việc khảo sát mặt đất, chụp ảnh không gian và số liệu viễn thám từ vệ tinh người ta thấy rằng vào năm 1982 chỉ còn lại 9,5 triệu km2. Hằng năm có khoảng 180.000 km2 rừng mưa bị mất, trong đó 80.000 km2 bị mất hoàn toàn và 100.000 km2 bị suy thoái đến mức cấu trúc loài và các diễn thế của hệ sinh thái phần lớn bị thay đổi. Người ta còn dự báo thêm rằng với tốc độ mất rừng như hiện nay thì đến năm 2040 sẽ còn lại một số rất ít rừng nhiệt đới nguyên vẹn trừ một số khu nhỏ được đặt dưới sự bảo tồn nghiêm ngặt.

Khai thác củi làm suy giảm đa dạng sinh học: Thường xảy ra ở các nước chậm phát triển và đang phát triển như Việt Nam. Theo những số liệu thống kê, trong phạm vi cả nước, 90% năng lượng dùng trong các gia đình là lấy từ thực vật. Hàng năm, khoảng 21 triệu tấn củi được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình như: nấu cám lợn, chế biến các sản phẩm nông nghiêp như chè, đường…

Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: Khoảng 2300 loài thực vật, các sản phẩm ngoài gỗ như song, mây, tre nứa, lá, cây, thuốc… được khai thác cho những mục đích khác nhau: để dùng, để bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt việc săn bắn, đuối bắt động vật hoang dã, khai thác cây dược liệu quý là mối đe doạ lớn đối với động vật, đặc biệt là đối với các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao, các loài có chức năng trong đấu tranh sinh học – cân bằng sinh thái trong quần xã ngày càng mất nhiều.

Buôn bán động thực vật hoang dã: Hiện nay, tình trạng lùng sục, thu gom, mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã sống và các sản phẩm từ động thực vật, cả động thực vật quý hiếm ngày càng ra tăng. Vì vậy, buôn bán động thực vật hoang dã là một nguyên nhân quan trọng làm suy giảm đa dạng sinh học, thậm chí làm cho nhiều loài, đặc biệt là các loài quí hiếm, có giá trị kinh tế cao có nguy cơ tuyệt chủng ở từng khu vực và trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w