Cấu trúc của mạch khuếch đại sai lệch được cho trong hình 5.16. Bộ khuếch đại sai lệch hệ số cao nhận điện áp từ nguồn V1. Từ đó tạo ra điện áp đầu vào ở chế độ chung nhỏ hơn V1 từ -0,3V÷2V. Cả hai bộ khuếch đại đều có đường đặc tính giống như của bộ khuếch đại nguồn đơn một đầu ra, bởi vì mỗi đầu ra chỉ được kích họat ở mức cao. Từ đó cho phép mỗi bộ khuếch đại hoạt động độc lập để giảm yêu cầu về độ rộng xung ở đầu ra.
Hình 5.16: Bộ khuếch đại sai lệch.
6.Output-control logic.
Trong cấu trúc của IC-TL494 có khối output-control logic nhằm tăng thêm nhiều ứng dụng cho mạch điều khiển. Trong ứng dụng cho sơ đồ đẩy-kéo hoặc sơ đồ một đầu ra, thì khả năng làm việc của mạch sẽ đạt mức tối ưu nhờ việc lựa chọn điều kiện thích hợp để đặt vào các đầu vào khác nhau.
• Output-control input.
Mạch output-control input xác định trạng thái làm việc của khóa cơng suất transistor là hoạt động song song hay hoạt động đẩy-kéo. Đầu vào này là nguồn cấp cho flip- flop điều chỉnh độ rộng xung (hình 5.17). Bộ output-control input là bộ khơng đồng bộ và có điều khiển một chiều trên đầu ra, không phụ thuộc vào mạch tạo dao động
hay flip-flop điều chỉnh độ rộng xung. Trong chế độ hoạt động song song, thì output- control input phải được nối đất. Điều này sẽ phá hủy flip-flop điều khiển xung và hạn chế đầu ra của nó. Trong chế độ này, những xung đầu ra của bộ điều khiển độ rộng dead-time và bộ so sánh PWM được truyền đi nhờ cả hai khóa transistor đầu ra hoạt động song song. Cịn trong chế độ hoạt động đẩy-kéo, thì mạch output-control input phải được nối tới sơ đồ điều chỉnh có điện áp chuẩn là 5V. Với điều kiện này, mỗi khóa cơng suất ở đầu ra được kích hoạt nhờ flip-flop điều khiển độ rộng xung.
Hình 5.17: Đặc tính điều khiển đầu ra.