Quyết định 23/2007/QĐ-BTC về BH TNDS của chủ xe cơ giớ

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BH TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH (Trang 27 - 29)

Chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới được triển khai ở Việt Nam từ năm 1988 theo Nghị định số 30/1988/NĐ-HĐBT ngày 10/3/1988 của Hội Đồng Bộ trưởng. Sau gần 10 năm thực hiện, Nghị định này được thay thế bởi Nghị định 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 của Chình phủ. Từ khi Nghị định 115/1997 có hiệu lực đến nay, Bộ Tài Chính đã ban hành nhiều quyết định để thi hành chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC được ban hành ngày 09/04/2007 thay thế cho Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC ngày 25/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí và Mức trách nhiệm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Quyết định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/06/2007. So với quyết định 23/2003 cũ, quyết định 23/2007 có khá nhiều điểm mới. Những điểm mới căn bản của quyết định này như sau:

Điểm mới thứ nhất: Quyết định 23/2007 đã thực hiện hóa chủ trương hình

thành một Quỹ chung gọi là “Quỹ tuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ” nhằm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và bồi thường nhân đạo cho người thứ ba và hành khách về những thiệt hại của họ trong các vụ TNGT đường bộ mà xe gây tai nạn gây ra chưa tham gia bảo hiểm hoặc không xác định được xe gây tai nạn. Cụ thể là các DNBH được phép kinh doanh bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ ce xơ giới có trách nhiệm trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm thực thu của nghiệp vụ bảo hiểm này hàng năm để đóng góp vào Quỹ tuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Quỹ này do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam quản lý và sử dụng cho các mục đích: Tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới; tài trợ, hỗ trợ các phương tiện và phối

hợp thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế TNGT đường bộ; hỗ trợ bồi thường nhân đạo cho người thứ ba trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc xe gây tai nạn chưa tham gia bảo hiểm.

Điểm mới thứ hai: Đó là việc thay đổi các trường hợp loại trừ bảo hiểm

theo hướng mở rộng phạm vi bảo hiểm. Khác với quyết định 23/2003 cũ, quy tắc bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới ban hành kèm theo QĐ 23/2007 đã giảm từ 9 loại trừ xuống còn 7 loại trừ. Các loại trừ được hủy bỏ trong quyết định mới là: (1) Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường; (2) Lái xe có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá quy định của Pháp luật hiện hành hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; (3) Xe sử dụng để đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa; (4) Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm. Việc mở rộng phạm vi bảo hiểm trong QĐ 23 mới không ngoài mục đích bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho những người là nạn nhân trong TNGT đường bộ.

Điểm mới thứ ba: Đó chính là quy định về bảo hiểm trùng trong QĐ

23/2007. Trong quy tắc bảo hiểm ban hành theo QĐ 23/2003 trước đây, trường hợp chủ xe tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một xe cơ giới thì khi xảy ra tai nạn, số tiền bồi thường đối với cả thiệt hại về tài sản chỉ được tính trên một hợp đồng bảo hiểm. Trong quy tắc bảo hiểm ban hành kèm theo QĐ 23/2007 mới, trường hợp chủ xe tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một xe cơ giới thì khi xảy ra tai nạn, sự cố, số tiền bồi thường đối với thiệt hại về người tối đa sẽ là tổng mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại về người của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền thực tế mà chủ xa phải bồi thường cho các nạn nhân và được chia đều cho các hợp đồng bảo hiểm.

Điểm mới thứ tư: Quy tắc bảo hiểm cũ quy định mức trách nhiệm bảo

hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về người cho cả xe mô tô và xe ô tô là 30trđ/người/vụ. Quy định này là lỗi thời trong điều kiện hiện nay vì nhiều trường hợp chủ xe phải bồi thường cho một nạn nhân đối với thiệt hại về người lớn hơn mức trách nhiệm tối thiểu đó. Quy tắc bảo hiểm theo QĐ 23/2007 mới

đã nâng mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu đối với xe ô tô thành 50trđ/người/vụ và 50trđ/tài sản/vụ cho phù hợp tình hình mức sống hiện nay.

Điểm mới thứ năm: Quy tắc bảo hiểm mới quy định thêm và làm rõ ràng

trách nhiệm của DNBH, đó là quy định cung cấp thông tin, giải thích cho bên mua bảo hiểm về quy tắc bảo hiểm đồng thời khẳng định chủ xe gây tai nạn bị chết thì DNBH phải thay mặt chủ xe bồi thường trực tiếp cho bên thứ ba. Ngoài ra, DNBH phải có trách nhiệm thu thập một số giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường như: biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh, biên bản khám nghiệm phương tiện, thông báo sơ bộ kết quả điều tra tai nạn.

Điểm mới thứ sáu: Tại QĐ 23/2003 có quy định về biểu phí bảo hiểm

ngắn hạn (dưới một năm). Quy tắc bảo hiểm mới theo QĐ 23/2007 quy định thời hạn tối thiểu là một năm. Điều này đồng nghĩa với việc các chủ xe chỉ có thể mua, DNBH chỉ có thể bán phí bảo hiểm dài hạn từ một năm trở lên.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BH TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w