Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 34 - 44)

- Vòng quay hàng tồn kho (Vòng)

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Công tác thẩm định dự án đầu tư có mối quan hệ rất mật thiết đối với hành động tín dụng của ngân hàng. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư có tác động mang tính chất quyết định và ngược lại chất lượng của hoạt động tín dụng phản ánh một cách khách quan, trung thực chất lượng của thẩm định dự án đặc biệt là khâu thẩm định tài chính dự án.

Tuy đã đạt được những thành công đáng kể, chất lượng thẩm định tài chính dự án đạt mức khá cao, nhưng trong khi công tác, cán bộ thẩm định không tránh khỏi những tác động của các nguyên nhân cả chủ quan cũng như khách quan dẫn tới còn có những hạn chế nhất định. Những hạn chế về chất lượng thẩm định tài chính dự án có thể được đưa ra là: Công tác thẩm định tài chính nhiều khi không được thể hiện vai trò quyết định của nó trong khi ra quyết định tài trợ dẫn tới chất lượng của các khoản vay là không cao, hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư của ngân hàng... Điều này được thể hiện qua một số nét.

Tỷ lệ nợ quá hạn tuy giảm, số dư nợ quá hạn năm 2001 là 312 tỷ nhưng có tới 143 tỷ là nợ khó đòi (khoảng 46% tổng dư nợ quá hạn). Nhiều chi nhánh có tỷ lệ nợ khó đòi cao như Hà Tĩnh: 13,8%; Nha Trang 12,5%, Đắc Lắc: 9,5%...

Bảng 2.12. Tình hình nợ xấu VCB tại thời điểm 12/200 và 21/2001

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu Số dư 12/2000 Số dư 12/2001 % so với 2000

Nợ quá hạn khó đòi 377 143 - 62 Nợ khoanh 1317 1379 4,7 Nợ chờ xử lý 1300 268 -79,4 Nợ vay do bảo lãnh 287 266 - 7,4 Tổng 3281 2056 - 37,3

Nguồn: Báo cáo hoạt động KD năm 2001, VCB

Nghiêm trọng hơn là trong những năm vừa qua có xảy ra một số vụ án kinh tế lớn mà Ngân hàng ngoại thương cũng dính lứu, đó là các vụ án như Temexco, Epco Minh Phụng,... Đã phần nào làm giảm uy tín của ngân hàng, và một phần trách nhiệm là của công tác thẩm định tài chính dự án. Các thông tin được đưa ra ở trên phần nào đã phản ánh được những mặt còn hạn chế của hoạt động thẩm định tài chính dự án. Mặt khác nếu xét về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế, có bảng tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế như sau:

Bảng 2.13. Tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

Chỉ tiêu Tỷ trọng dư nợ Tỷ trọng nợ quá hạn

2000 2001 2000 2001

DNNN 78,3% 75% 3,1% 2%

DN ngoài quốc doanh 21,7% 25% 3,7% 1,7%

Nguồn: Báo cáo hoạt động KD năm 2001, VCB

Hoạt động tín dụng của NHNT còn có một số điểm yếu như số lượng khách hàng ít (chỉ có khoảng 15 - 20 khách hàng/ chi nhánh có số dư nợ thường xuyên), tập trung vào một vài lĩnh vực (viễn thông, gạo, thủy sản, cà

phê, than...) và thành phần kinh tế quốc doanh là chủ yếu. Nói cách khác, độ phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHNT là chưa cao.

Dựa vào những số liệu ở trên có thể thấy rằng đối tượng cung cấp dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Điều này đã được xác định trong chiến lược, định hướng thị trường, đối tượng khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, của nhà nước, đối với các thành phần kinh tế còn lại, hoạt động tín dụng không được chú trọng. Đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn, tỷ trọng tín dụng của các khu vực kinh tế phi nhà nước và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hết sức nhỏ bé. Điều này không phải là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp phi nhà nước không có các dự án hấp dẫn mà theo đánh giá của VCB, các doanh nghiệp thuộc loại như thế có rất ít cơ sở tài sản đảm bảo hay không có chủ thể bảo lãnh khi có trường hợp rủi ro phát sinh, hơn thế nữa qua một số vụ án kinh tế lớn đã khiến cho Ngân hàng có tâm lý không an tâm khi cho vay các đối tượng mà khả năng đảm bảo thấp.

Vì vậy, có thể cho thấy Ngân hàng chú trọng đến khả năng đảm bảo tiền vay hơn là chú trọng đến tính hiệu quả tài chính của dự án, mặc dù khả năng đảm bảo trả được nợ, đảm bảo tiền vay của dự án được quyết định ở tính khả thi và kết quả tài chính dự án, còn đối với các tài sản thế chấp nhiều khi chỉ mang tính chất an toàn về tâm lí cho ngân hàng, bởi thực tế đã chỉ ra rằng nhiều dự án có tài sản theo đúng giá trị của nó hoặc là không thu được tài sản đảm bảo. Do đó, tại Ngân hàng có thể thấy trong nhiều trường hợp kết quả thẩm định tài chính dự án không phải là yếu tố mang tính chất quyết định đối với quá trình thông qua quyết định tài trợ cho dự án.

Trong khi đó, nhiều dự án mặc dù được tài trợ và đi vào hoạt động đã không phát huy được hiệu quả như dự kiến, kết thúc dự án chủ dự án không có khả năng trả được nợ. Đây là thực tế khách quan không thể tránh khỏi vì hoạt động tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm tàng, hơn nữa trong quá trình

thẩm định khi phân tích lại chỉ dựa trên những giả thuyết nhất định có những giả thuyết chưa sát với thực tế. Điều này đặt ra câu hỏi liệu chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư đã tương xứng với tiềm năng của một ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam hay chưa?.

Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố có mối liên hệ với nhau. Những hạn chế trên đây trong công tác thẩm định tài chính dự án được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Là các nguyên nhân thuộc về các nhân tố nội tại của ngân hàng do đó hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Quy trình, nội dung thẩm định chưa chặt chẽ

Quy trình thẩm định được quy định thống nhất từ Trung ương cho tới các Chi nhánh của Ngân hàng tại các tỉnh thành phố. Mẫu báo cáo thẩm định được xây dựng tuy đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, nhưng vẫn chưa có sự hoạt động trong cách xây dựng, vẫn còn có những hạn chế cần phải khắc phục.

* Thẩm định dòng vào và dòng ra còn chưa sát với thực tế

Khi tính toán doanh thu và chi phí, ngân hàng thường dựa vào mức công suất dự kiến và giá bán dự kiến. Trong các dự án, ngân hàng thường căn cứ trên công suất thiết kế sau khi tham khảo tình hình tiêu thụ của các sản phẩm cùng loại, định hướng phát triển của ngành, dự báo nhu cầu thị trường, ngân hàng đưa ra mức công suất có thể huy động được, từ đó tính ra khối lượng tiêu thụ trong năm của dự án. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc dự tính như vậy mức độ chính xác và phù hợp với thực tế của các dự đoán là như thế nào, có quá chủ quan khi đánh giá hay không?

Có thể khẳng định là việc dự tính như thế là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết phải dự tính, nhưng thực tế cho thấy tuy các cán bộ thẩm định đã có

những cố gắng trong việc tìm kiếm thông tin nhưng nhiều khi các dự tính của họ chỉ dựa trên cảm tính, nên tính chính xác là không cao. Hơn nữa, tại các chi nhánh, việc xác định doanh thu tiêu thụ chỉ dựa trên quá trình xem xét liệu sản phẩm của dự án có được thị trường chấp nhận hay không mà thôi.

Ngoài ra, do việc tính toán doanh thu và chi phí dựa rất nhiều vào dự tính về công suất huy động được nên đối với nhiều dự án ngân hàng dự tính không chính xác mức huy động công suất thiết kế dẫn tới sự không chính xác về các mức doanh thu và chi phí do đó các tính toán có sự khác biệt với thực tế. Mặt khác, khi thẩm định giá bán còn chưa tính đến một cách thích đáng tác động các nhân tố ảnh hưởng.

* Độ chính xác của luồng tiền chưa được đảm bảo.

Tính toán chính xác luồng tiền là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì thông qua luồng tiền ta có thể tính toán được các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác phản ánh được hiệu quả tài chính của dự án. Tuy nhiên, như ở các phần trên đã đề cập việc dự tính không chính xác giá bán sản phẩm, doanh thu và chi phí dẫn tới luồng tiền được xác định không chính xác. Ngoài ra, trong việc tính toán luồng tiền cũng còn một số vấn đề cần phải được cải thiện.

Giá trị thanh lý tài sản cố định tại năm cuối của dự án làm tăng dòng tiền của dự án. Nhưng, trong một số dự án khoản này không được tính đến hoặc không tuân thủ quy tắc giá trị thời gian của tiền. Ví dụ, khi dự tính giá bán thanh lí tài sản cố định theo giá sắt vụn với mức giá ở thời điểm hiện tại nhưng khi tính luồng tiền lại được đưa vào để tính tại thời điểm năm cuối của dự án.

* Các chỉ tiêu tài chính chưa được tính một cách chính xác

Hiện nay, trong khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để xác định hiệu quả tài chính của dự án, ngân hàng chưa xây dựng được mọt hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn đối với từng ngành nghề với mục đích dùng các chỉ tiêu đó để so sánh tính hiệu quả và an toàn tài chính của dự án.

Khi sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá một dự án, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã rất chú trọng đến giá trị thời gian của tiền, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án hiện đại được sử dụng để đánh gái như NPV, IRR. Nhưng trong các chỉ tiêu như thời gian hoàn vốn đầu tư lại được tính một cách đơn giản, không coi trọng giá trị thời gian của tiền.

Ví dụ như trong cách tính chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn

Như đã đề cập trong phần quy trình thẩm định tài chính dự án, chỉ tiêu thu hồi vốn được xác định như sau:

Thời gian hoàn vốn đầu tư t được xác định với

Σ Nguồn trả nợ vay

=1 Tổng số vốn đầu tư của dự

án

Trong đó, nguồn trả nợ vốn vay bao gồm các nguồn như sau: từ KHCB, từ lợi nhuận dùng để trả nợ, và từ các nguồn khác.

Thông qua công thức ở trên, ta có thể nhận thấy vấn đề giá trị thời gian của tiền trong việc tính toán thời gian thu hồi vốn đầu tư chưa được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn. Nguồn trả nợ của dự án dùng để tính toán chỉ tiêu này được cộng dồn một cách vô lí khi mà giá trị tiền tại các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau được cộng với nhau rồi đem so sánh với giá trị vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại. Do đó, khi tính toán chỉ tiêu này ngân hàng cần phải đưa các giá trị tương lai về cùng một thời điểm quy chiếu để xem xét thì hợp lý hơn.

* Nguồn trả nợ của dự án được dự tính chưa chính xác

Nguồn trả nợ của dự án được xác định dựa trên nguồn khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế và từ các nguồn khác, trong đó nguồn trả nợ chính là khấu hao và lợi nhuận sau thuế. Trong những năm mà dự án bị thua lỗ, lợi nhuận sau thuế là âm, do đó nguồn trả nợ chỉ trông chờ vào khấu hao cơ bản. Việc trích khấu hao trên thực tế nhiều khi khác xa so với số liệu trên sổ sách nên nguồn trả nợ của dự án là không đúng như những dự tính của ngân hàng. Do vậy, nếu các cán bộ thẩm định chỉ dựa hoàn toàn vào số liệu về khấu hao cơ

bản và lợi nhuận sau thuế của dự án mà không xem xét đến các nguồn khác thì trong những trường hợp xảy ra rủi ro thì ngân hàng khó có thể thu hồi được vốn.

Do đối tượng vay vốn của Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, mà theo quy chế về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước, phần lợi nhuận sau thuế phải được phân bổ vào nhiều khoản khác nhau như: trích lập các quỹ (khen thưởng, phúc lợi, đầu tư phát triển...) và các khoản khác. Do vậy, nguồn trả nợ nếu dựa trên toàn bộ lợi nhuận sau thuế là thiếu chính xác, mà phải loại trừ một số khoản. Trên thực tế, cán bộ tín dụng cho biết, phần lợi nhuận tối đa được dùng có thể trả nợ là khoảng 60% lợi nhuận sau thuế. Trong mẫu báo cáo thẩm định có đề cập đến việc loại trừ một số khoản trích có nguồn gốc từ lợi nhuận sau thuế nhưng khi tiến hành thẩm định tài chính cán bộ thẩm định thường bỏ sót khoản này.

* Phân tích độ nhạy của dự án còn mang nặng tính chủ quan

Khi thẩm định mà tiến hành phân tích độ nhạy là một bước tiến tích cực, có ảnh hưởng tốt tới chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng. Nhưng trong khi phân tích độ nhạy của dự án, ngân hàng vẫn dựa trên những dự báo mang tính chất chủ quan (tuy có tham khảo thông tin từ thị trường) nhiều hơn là dựa trên những nguồn thông tin có cơ sở vững chắc. Điều này được thể hiện rõ nét khi ngân hàng dự tính các yếu tố như giá bán, sản lượng, chi phí đầu vào tăng hay giảm 5% hoặc 10% qua các năm. Thực tế đâu phải chỉ là tăng hay giảm với mức độ đó.

Vai trò của phòng thông tin tín dụng còn hạn chế

Đối với hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư thông tin là một trong những nhân tố có tính chất quyết định. Kết quả thẩm định có chính xác hay không, có phù hợp với thực tế hay không là phụ thuộc rất lớn vào những thông tin có được, không những thế còn phụ thuộc vào chất lượng của các nguồn thông tin đó.

Khi thẩm định, thông tin có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn thông tin chính để cung cấp cho cán bộ thẩm định là từ hồ sơ của dự án mà chủ đầu tư gửi lên, nhưng việc phân tích dựa vào những thông tin đó là chưa đủ mà đòi hỏi phải tìm kiếm từ các nguồn khác. Nguồn thông tin phổ biến nhất có thể lấy được là từ báo chí chuyên ngành, từ mạng thông tin Internet, các nguồn thông tin từ các Bộ chuyên ngành, và đặc biệt tại các ngân hàng trên thế giới thì thông tin từ Phòng Thông tin Tín dụng là một nguồn hết sức quý giá và rẻ. Tuy nhiên, ở Ngân hàng Ngoại thương thông tin được khai thác một cách chưa có hệ thống, việc cung cấp thông tin chắp vá và thu thập thông tin tốn rất nhiều thời gian, gây lãng phí đối với cán bộ thẩm định. Vai trò của phòng thông tin tín dụng thực tế là chưa có đóng góp nhiều trong việc cung cấp thông tin, Ngân hàng chưa xây dựng được một hệ thống thông tin riêng về thị trường, về khách hàng đồng bộ thống nhất từ Trung ương đến các Chi nhánh.

Bố trí cán bộ chưa hợp lý

Nhân tố con người là nhân tố then chốt đối với chất lượng hoạt động thẩm định nói chung và chất lượng hoạt động thẩm định tài chính nói riêng. Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng cán bộ nhân viên nhỏ tương đối so với các ngân hàng thương mại Quốc doanh khác. Đội ngũ cán bộ của ngân hàng Ngọai thương được đánh giá là “có chất lượng”. Đội ngũ cán bộ thẩm định cũng thế, họ là những cán bộ có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên, phần đa các cán bộ có trình

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w