Liên hệ trong lĩnh vực công tác (y tế)

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế quan điểm của đảng và nhà nước ta về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay (Trang 27 - 30)

III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG NGÀNH VÀ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

3.1. Liên hệ trong lĩnh vực công tác (y tế)

Hoạt động y tế là một trong những hoạt động thể hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nên Nhà nước phải giữ vai trò nòng cốt trong việc định hướng cũng như thực thi các chính sách, pháp luật về y tế. Để thể hiện vai trò này, Nhà nước đã tập trung nguồn lực, ngân sách trong khả năng có thể cho lĩnh vực y tế để phát triển hệ thống y tế cơng, trong đó có xây dựng cơ bản, trang thiết bị, đào tạo và sử dụng nguồn nhân... cả trong cả hai lĩnh vực phòng và chữa bệnh. Chính nhờ những hoạt động này mà chúng ta đã tiếp cận sâu rộng với trình độ phát triển của y học thế giới, một số lĩnh vực đã phát triển tương đương hoặc tiệm cận với trình độ thế giới. Nhiều thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực y sinh học như; công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu y sinh, cơng nghệ tự động hóa, cơng nghệ nano, công nghệ gen, phẫu thuật robot...đã được tiếp cận và ứng dụng thành công. Mặt khác, thơng qua chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trao đổi, giúp đỡ y tế, cứu hộ cứu nạn đối với một số quốc gia mà trình độ và uy tín của nền y học Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế nhìn nhận và đánh giá cao. Chúng ta đã tham gia và phát huy tốt vai trị thành viên có uy tín trong Tổ chức y tế thế giới (WHO), nhất là kinh nghiệm trong triển khai các chương trình y tế quốc gia trong đó có thành tựu chống dịch COVID-19 năm 2020. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hiện nay, chúng ta đã chủ động đóng góp có trách nhiệm vào sự nỗ lực chung của quốc tế trong phòng, chống dịch, đồng

thời tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế về vaccine, thiết bị y tế và thuốc điều trị, đóng góp quan trọng vào việc phịng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế ở giai đoạn hiện nay đã được thể hiện rõ trong công tác chỉ đạo điều hành ứng phó với bùng phát đại dịch COVID-19. Với tầm nhìn xa và giải pháp căn cơ để đưa đất nước thoát khỏi dịch bệnh, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm thực hiện chiến lược vaccine. Chiến lược vaccine tập trung vào các nội dung chính bao gồm nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu để sản xuất và phát triển vaccine trong nước nhằm chủ động và tiêm miễn phí vaccine cho nhân dân.

Để thực hiện được việc đó, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tập trung tổng hợp nhiều biện pháp như tăng cường đàm phán, ngoại giao, huy động tài chính để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vaccine. Đặc biệt, sự ra đời của Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 đã nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và các bạn bè quốc tế, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc chống lại đại dịch.

Việc thành lập Tổ cơng tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine là chủ trương đúng đắn, đã huy động được sự hỗ trợ to lớn của các nước, đối tác quốc tế, giúp tốc độ tiếp cận vaccine tăng đột phá. Đây là yếu tố quyết định để mở cửa nền kinh tế. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao, trong đó có các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi cịn vận động được nhiều trang thiết bị y tế, kết nối, hỗ trợ chuyển giao công nghệ vaccine, thuốc điều trị COVID-19…

Việt Nam đang ở trong số các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao và giảm đáng kể tác động tiêu cực của dịch bệnh, qua đó tạo cơ sở vững chắc để đất nước có thể chuyển sang giai đoạn thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID- 19 và phục hồi, phát triển kinh tế. Theo Bộ Y tế, tính đến sáng 14/12, cả nước đã tiêm được tổng số 132.873.501 liều vaccine phòng COVID-19; trong đó số lượng tiêm mũi 1 là 74.907.297 liều, tiêm mũi 2 là 57.966.204 liều. Số liệu trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy, đến nay đã có nhiều địa phương có tỷ lệ tiêm rất cao như: Hà Nội đã có tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm ít nhất 1 mũi vaccine là 201,77 %; tỷ lệ này ở TP Hồ Chí Minh là 206,39 %, Đồng Nai là 214,03 %; Bình Dương là 183,44 %...Đến ngày 13/12, cả nước đã có 44 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt trên 90%. Thành cơng này có sự đóng góp khơng nhỏ của việc chủ động tích cực tiếp cận các nguồn lực bên ngồi, thơng qua việc triển khai quyết liệt, toàn diện, hiệu quả chính sách Ngoại giao vaccine đã góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ “vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân.

Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, dịch bệnh dự báo kéo dài, cần tiếp tục nâng cao sự chủ động trong tiếp cận nguồn vaccine và thuốc điều trị. Tổ cơng tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine đã xây dựng kế hoạch mua vaccine năm 2022, bảo đảm có vaccine cho trẻ em và tiêm mũi 3 cho người trưởng thành; tiếp tục tiếp cận nguồn thuốc điều trị; tăng cường kết nối, hỗ trợ hợp tác nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng…Trong bối cảnh dịch bệnh

tiếp tục diễn biến phức tạp và đặc biệt là sự xuất hiện của biến chủng mới như hiện nay, công tác ngoại giao vaccine sẽ vẫn tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới, nhằm đảm bảo nhu cầu phục vụ tiêm chủng trong năm 2022.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế quan điểm của đảng và nhà nước ta về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay (Trang 27 - 30)