Theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
+ Tác động tích cực hiệu quả giảng dạy của bản thân, trình độ về chuyên môn được củng cố.
+ Ý tưởng trên tôi đã đưa vào giảng dạy cụ thể cho sinh và kết quá thu được khá tốt. Cụ thể kết quả tôi thu được với 2 lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:
Kết quả bài kiểm tra:
Bảng 10.1: Kết quả bài kiểm tra thực nghiệm
Lớp Tổng số bài Số bài đạt điểm 0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 45 0 3 3 9 11 5 6 5 3 TN 45 0 1 2 7 9 6 8 7 5
Bảng 10.2: Bảng so sánh định lượng kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp Số bài
kiểm tra
Điểm khá – giỏi Trung - bình Yếu - kém
HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ
ĐC 45 19 42% 20 44,5% 6 13,5%
TN 45 26 58% 16 35% 3 7%
Qua các số liệu thống kê cho thấy:
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá - giỏi của lớp thực nghiệm là 58% cao hơn rõ rệt so với lớp đối chứng 42%. Một số lượng khá lớn học sinh trung bình đã nắm bắt kiến thức tốt hơn, điểm kiểm tra các học sinh đó đã cao hơn. Tỉ lệ điểm khá giỏi cũng vì thế tăng lên.
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu - kém của lớp thực nghiệm chỉ có 7% thấp hơn so với lớp đối chứng 13,5%. Kết quả này cho thấy qua sự tác động của biện pháp dạy học “Rèn luyện kĩ năng tính tích phân hàm ẩn bằng phương pháp đổi biến số”, những học sinh yếu kém đã có tiến bộ. Phần lớn các em đã nắm được kiến thức cơ bản của bài học ngay tại lớp (Thể hiện tỉ lệ 93% học sinh đạt từ 5 trở lên), biết vận dụng kiến thức để làm bài tập đơn giản (58% học sinh đạt từ 7 trở lên)
Như vậy, từ kết quả kiểm tra cho thấy nhận định cho rằng trên cơ sở xác định được những năng lực cần phát triển cho học sinh về việc sử dụng phương pháp đổi biến để tính tích phân hàm ẩn, nếu đề xuất các biện pháp phù hợp thì phát triển được kỹ năng giải tốn về việc tính tích phân hàm ẩn cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học mơn tốn là hồn tồn có cơ sở.