Mối liên quan giữa bạo lực và sức khỏe của thai phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bạo lực gia đình và sức khỏe của thai phụ, trẻ sơ sinh tại huyện đông anh, hà nội năm 2014 2015v (Trang 119 - 122)

CHƢƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng bạo lực do chồng đối với thai phụ và các yếu tố liên quan

4.2.1. Mối liên quan giữa bạo lực và sức khỏe của thai phụ

Nghiên cứu của chúng tơi tìm ra mối liên quan mạnh mẽ giữa bạo lực và các vấn đề về sức khỏe của thai phụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thai phụ bị bạo lực có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần trong khi

mang thai cao hơn các thai phụ không bị bạo lực.

4.2.1.1 Ảnh hƣởng đến sức khỏe thể chất

Kết quả của chúng tôi cho thấy các thai phụ bị bạo lực có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe thể chất cao gấp gần 2 lần (AOR=1,8; 95%CI: 1,4-2,3) so với các thai phụ khác. Kết quả của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu trước đây trên thế giới đã chỉ ra thai phụ bị bạo lực có nguy cơ bị đa chấn thương, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trầm cảm và gia tăng các hành vi làm nguy hại cho bản thân [37],[93].

Một nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện thành phố New York, Hoa kỳ năm 2010 cũng chỉ ra các thai phụ bị bạo lực có nguy cơ bị chấn thương bào thai

hoặc bong rau thai hơn các thai phụ không bị [94] hay nghiên cứu của tác giả Core và cộng sự tiến hành tổng quan các bài báo về nhiễm trùng đường sinh dục trong thai kỳ cho thấy 80% các thai phụ này nói họ bị bạo lực tình dục trong khi

mang thai [58] hay một nghiên cứu khác năm 2011 đã cho thấy thai phụ bị bạo lực liên quan mật thiết với tình trạng tăng cân chậm trong quá trình mang thai

[59].

4.2.1.2 Ảnh hƣởng đến sức khỏe tinh thần

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy thai phụ bị bạo lực có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần cao gấp gần 3 lần (AOR=2,9; 95%CI: 2,2-3,6)

so với các thai phụ không bị bạo lực. Kết quả của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu về chủ đề bạo lực trước đây cũng chỉ ra các vấn đề sức khỏe tinh thần thai phụ gặp phải có liên quan đến việc họ bị bạo lực trong quá trình mang thai.

Tác giả Palladino năm 2011 đã chứng minh nếu thai phụ bị đa chấn thương nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ trầm cảm và gia tăng các hành vi làm nguy hại cho bản

thân và gia đình [56] hay một nghiên cứu khác sử dụng số liệu điều tra quốc gia năm 2011 cho thấy 40% phụ nữ bị bạo lực có dấu hiệu trầm cảm [62]. Hai

nghiên cứu tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thực hiện năm 2013 và 2014 cho thấy thai phụ bị bạo lực tăng nguy cơ mắc các dấu hiệu trầm cảm trong khi mang

thai gấp 2,5 lần và sau khi sinh gấp 3,6 lần các thai phụ không bị bạo lực

[60],[61]. Một thiết kế nghiên cứu cắt ngang năm 2011 tại Australia sử dụng hệ thống báo cáo các trường hợp tử vong thai phụ đã chỉ ra 54,3% các vụ tự tử có liên quan đến việc thai phụ bị bạo lực, và 45,3% số vụ thai phụ giết người liên quan đến việc họ bị bạo lực [56].

Kết quả này cũng được tìm thấy ở một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Chen và cộng sự được đăng tải năm 2011 nghiên cứu về các trường trường

hợp chấn thương và chết trong khi mang thai tại Hoa Kỳ từ năm 1991-1999, cho

thấy đa số các trường hợp này đều bị trầm cảm và có liên quan đến việc bị bạo lực trong khi mang thai [64].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2010 đã chỉ ra 60% phụ nữ bị bạo lực ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và trong số đó 17% bị thương tích từ hành vi bạo lực [21]. Hay một nghiên cứu khác được thực hiện tại một vùng nông thôn Việt Nam cho thấy phụ nữ bị bạo lực tình dục/thể xác có nguy cơ cao mất trí nhớ, trầm cảm, có ý nghĩ tự tử và cảm giác đau về thực thể so với những phụ nữ không bị bạo lực [27]. Hay một nghiên cứu khác tại Việt Nam cũng chứng minh thai phụ bị bạo lực tinh thần có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn các thai phụ khác

[95]. Nghiên cứu của tác giả Murray và cộng sự cũng cho kết quả tương tự [96].

4.2.1.3 Mức độ cộng gộp khi thai phụ chịu cùng lúc nhiều loại bạo lực hoặc

bị bạo lực nhiều lần và cơ chế giải thích

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra thai phụ bị nhiều loại bạo lực hoặc bị bạo lực lặp lại trong q trình mang thai đều có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe cao hơn các thai phụ không bị. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây [37],[93]. Kết quả có thể được giải thích do tác

động cộng gộp cả về tinh thần (bạo lực tinh thần) và thể xác (bạo lực thể xác) đã làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe của thai phụ. Họ không chỉ đối mặt với những thương tích trực tiếp về thể xác do bạo lực mang lại nhưng những tác

động về tâm lý cũng làm thay đổi lối sống hay hóc mơn trong cơ thể làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe. Mặt khác phải chịu bạo lực nhiều lần, lặp lại cũng làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe cho họ.

Thai phụ bị bạo lực có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh

thần trong khi mang thai cao hơn các thai phụ khơng bị bạo lực kết quả này có thể được giải thích thơng qua hai cơ chế trực tiếp hoặc gián tiếp:

Những tác động trực tiếp của việc bị bạo lực sẽ gây ra những chấn thương nặng đến thai phụ, những thương tích này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất của họ và sẽ là nguy cơ gây tử vong nếu bị đa thương tích. Các nghiên cứu đã chứng minh nếu thai phụ bị đa chấn thương nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ trầm cảm và gia tăng các hành vi làm nguy hại cho bản thân và gia đình.

Những tác động gián tiếp của bạo lực có thể kể đến như việc thai phụ khơng được chăm sóc tiền sản đầy đủ, thai phụ có một chế độ dinh dưỡng kém khi mang thai dẫn đến không tăng đủ cân hoặc suy dinh dưỡng bào thai, những căng

thẳng về mặt tâm thần có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp hoặc đái đường thai kỳ hoặc có thể dẫn đến biến chứng tiền sản giật [3],[97].

Mặt khác những tác động xấu về mặt tinh thần làm gia tăng các hành vi khơng có lợi cho sức khỏe thai phụ cũng như thai nhi như: hút thuốc, lạm dụng rượu, ma túy…. Những hành vi khơng có lợi cho sức khỏe này có thể ảnh hưởng trực tiếp học gián tiếp lên sức khỏe của thai phụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) bạo lực gia đình và sức khỏe của thai phụ, trẻ sơ sinh tại huyện đông anh, hà nội năm 2014 2015v (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)