Cần có kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để giáo viên cso đủ phương tiện dạy học theo phương pháp mới.
Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp và hình thức sinh hoạt chuyên mơn theo hướng đã làm một cách tích cực và bền vững.
Trong năm học cần thường xuyên tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chun mơn và tích tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường nhằm thúc đẩy, khuyến khích, động viên giáo viên tích cực nghiên cứu, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, từ đó giúp cho: Giáo viên thay đổi, giờ học thay đổi, Học sinh thay đổi, Trường học thay đổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo các lực lượng tham gia công tác giáo dục tại địa phương
Trước hết cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển phẩm chất, rèn kỹ năng sống cho con em mình, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày tỏ, luông phối két hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục phù hợp.
Tuyên truyền và vận động phụ huynh khơng xem việc hình thành và phát triển phẩm chất, giáo dục kĩ năng sống của con em mình là việc làm khơng của chỉ giáo viên mà phải nhận thức rõ cha mẹ là người thầy đầu tiên trang bị và giáo dục cho trẻ những nhận thức, phương pháp xử lý tình huống đơn giản nhất trong cuộc sống và trong học tập.
Trên đây là một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác đánh giá và đặc biệt là các biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học mà tôi đã thử nghiệm thành cơng tại đơn vị để góp phần nâng cao cơng tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tồn trường tiểu học nói chung và học sinh lớp 3A tơi chủ nhiệm nói riêng.
Phần đầu: Trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố nước nhà chúng ta
rất cần những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra. Vậy làm thế nào để có được những con người lao động “hiện đại” này ? Chắc hẳn chỉ có giáo dục đào tạo mới trả lời được điều này. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã xác định vai trò giáo dục đào tạo là “Quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội”.
PHẦN 2: NỘI DUNG
Trong Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã quy định như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Hơn thế, giáo dục là quá trình bao gồm giáo dục và giáo dưỡng. Trong giáo dục thì có giáo dưỡng, trong giáo dưỡng thì có giáo dục. Vậy làm thế nào để hai quá trình này tạo thành một mục tiêu chung? Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm của tồn xã hội, của những người làm công tác giáo dục.
Vấn đề giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Theo Thông tư số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX đã quy định về nội dung giáo dụckỹ năng sống đối với học sinh nhằm mục đích:
- Đẩy mạnh hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS gắn với định hướng nghề nghiệp;
- Giúp giáo viên chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng kĩ năng sống cho bản thân và giáo dục kĩ năng sống cho HS.
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo môi trường thuận lợi để giáo dục kĩ năng sống cho HS.
Thông tư cũng nhấn mạnh nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là: Giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn cơng nghiệp hố đất nước. Đối với đối tượng là học sinh Tiểu học cần tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở bậc Mầm non, tập trung giáo dục những kĩ năng cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học.
Cuộc sống hiện đại về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
mơi trường khí hậu… ở trong nước và trên thế giới đang vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khơn lường. Để sống, hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người nói chung và học sinh nói riêng khơng thể không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.
Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai mơi trường có hồn cảnh khác nhau: Một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hồn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc sống mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái. Mơi trường hồn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống.