.Biến đổi chất lượng cuộc sống sau cắt thanh quản bán phần

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư thanh quản trước và sau phẫu thuật (Trang 36 - 38)

Với nhóm BNUTTQ được điều trị phẫu thuật cắt TQBP, giọng nói cũng bị thay đổi ở các mức độ khác nhau và ảnh hưởng đến CLCS của BN.

Makeieff và cs đánh giá 64 BN UTTQ sauphẫu thuật cắt TQBP ngang trên nhẫn ít nhất 12 tháng và khơng có tái phát u thấy 88% BN bị mệt khi nói, 73% khó nói chuyện qua điện thoại, 25% BN cảm thấy bực bội vì hiện tượng rối loạn giọng nói[73].

Khả năng nuốt của BN sau cắt TQBP cũng bị rối loạn, mức độ rối loạn nuốt càng nghiêm trọng nếu các hàng rào bảo vệ đường thở của thanh quản (bao gồm: nắp thanh quản, nẹp phễu thượng thiệt, băng thanh thất, dây thanh, sụn phễu) bị lấy bỏ càng nhiều trong phẫu thuật.

Jacob và cs nghiên cứu 22 trường hợp cắt TQBP đứng dọc kiểu Laccourreye thấy sau thời gian theo dõi trung bình 43 tháng, có 14/22 BN có thể ăn uống bình thường, 6/22 BN chỉ có thể ăn đồ ăn mềm và 2/22 BN cần phải mở thông dạ dày cho ăn[74].

Nghiên cứu của Pillon và cs thấy có 20% BN sau cắt TQBP đứng dọc phải thay đổi dạng thức ăn để đỡ rối loạn nuốt[75].

Sau cắt TQBP ngang trên thanh môn, BN sẽ ăn qua sonde mũi dạ dày, sonde thường được rút trong tháng hậu phẫu đầu tiên, sau khi rút sonde BN có thể ăn một số loại thức ăn qua đường miệng tuy nhiên họ thường phải tập khoảng 3 tháng để trở lại chế độ ăn như bình thường [76]. Trong trường hợp bệnh tích cắt TQBP ngang trên thanh mơn có mở rộng về phía đáy lưỡi hoặc BN có xạ trị bổ trợ hậu phẫu, hiện tượng nuốt sặc sẽ gặp nhiều và nặng hơn, BN có thể phải tập phục hồi chức năng đến 6 tháng để khôi phục lại chế độ ăn như bình thường[77]. Nếu hiện tượng nuốt sặc quá trầm trọng và không thể

khắc phục được, BN không ăn uống được qua đường miệng một cách an tồn sẽ phải mở thơng dạ dày kéo dài hoặc cắt TQTP để loại bỏ phần thanh quản đã bị mất chức năng[76],[77].

Trong nhóm cắt TQBP ngang trên nhẫn, triệu chứng rối loạn nuốt rất phổ biến và BN thường phải ăn qua sonde mũi dạ dày ít nhất 2 tuần sau mổ rồi mới bắt đầu tập ăn trở lại qua đường miệng. Biểu hiện của rối loạn nuốt trong cắt TQBP ngang trên nhẫn thường là nuốt sặc, thức ăn đi sai đường và vào đường thở gây ho trong và/hoặc sau bữa ăn. Sau quá trình phục hồi chức năng nuốt, một số BN chỉ có thể quay lại chế độ ăn bình thường kể từ năm thứ hai sau phẫu thuật[70],[76],[78],[79],[80].

Sau phẫu thuật cắt TQBP ngang (trên thanh môn hoặc trên nhẫn), BN có thể bị phù nề ở diện cắt và đáy lưỡi gây khó thở, hiện tượng này được phịng tránh bằng cách mở khí quản chủ động ngay trong phẫu thuật cắt TQBP, và cannula mở khí quản có thể được lưu đến 2 -3 tuần. Khi thở qua cannula thì chức năng làm ấm, làm ẩm và làm sạch luồng khí thở của mũi bị vơ hiệu hóa, khơng khí lạnh và khơ đi trực tiếp vào phổi làm tăng tiết đờm, tăng nguy cơ viêm phế quản phổi và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Phẫu thuật cắt TQBP ngang cũng lấy bỏ bớt các hàng rào bảo vệ đường thở của thanh quản (như đáy lưỡi, nắp thanh quản, nẹp phễu thượng thiệt, băng thanh thất, dây thanh) cùng với khối u, vì vậy sau phẫu thuật người bệnh thường có rối loạn nuốt, thức ăn và nước bọt đi lạc vào đường thở làm tăng tiết đờm, viêm phổi hít vào và khó thở[81],[76],[78],[79]. Ngồi ra, trong phẫu thuật cắt TQBP ngang trên nhẫn, có thể gặp hiện tượng vạt niêm mạc phủ sụn phễu bị lỏng lẻo và đổ vào lòng thanh quản làm hẹp thanh mơn gây khó thở, đặc biệt là ở thì thở vào. Đây cũng là một nguyên nhân gây khó rút ống thở sau cắt TQBP ngang trên nhẫn.

Về khía cạnh tình dục của CLCS, nghiên cứu của Batioglu-Karaaltin và cs thấy sau phẫu thuật cắt TQBP có 72% BN bị suy giảm tình dục[82].

Nghiên cứu của Yilmaz và cs thấy tỷ lệ này là 68%[83].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư thanh quản trước và sau phẫu thuật (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)