MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI VÀ

Một phần của tài liệu công tác tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doah nghiệp thương mại (Trang 30 - 35)

THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

Luật thuế GTGT, sau hơn 3 năm đi vào cuộc sống, đã tạo ra bước chuyển biến đáng kể trong hoạt động kinh tế ở các doanh nghiệp. Nó thật sự giải quyết nhiều khó khăn về vốn, khuyến khích đầu tư, XNK. Tuy nhiên, để luật thuế thực sự hoàn thiện thì có lẽ còn cần rất nhiều những điều chỉnh mới, những điều chỉnh phải xuất phát từ thực tế hiện nay và giải quyết được những vướng mắc còn đang tồn tại. Xuất phát từ những tồn tại đã nêu ra ở trên, em xin đề xuất một số kiến nghị sau:

1. Đối với công tác kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương mại.

1.1. Về hoá đơn, chứng từ kế toán

_ Đối với chiết khấu thương mại, để phản ánh được nội dung này trong hoạt động bán hàng, thì cần phải được thể hiện trên hoá đơn khi tiến hành giao dịch mua bán. Do đó, nên bổ sung dòng ”Trừ chiết khấu thương mại” dưới dòng cộng tiền hàng và trước dòng tính thuế GTGT. Việc bổ sung như vậy vừa giảm được số lượng chứng từ phải lập vừa phản ánh được đầy đủ nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

_ Đối với các nghiệp vụ chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cũng nên xây dựng các hóa đơn: Hoá đơn hàng bán trả lại, Hoá đơn chiết khấu thanh toán, Hoá đơn giảm giá hàng bán và những hóa đơn này cũng phải được xếp vào hệ thống chứng từ bắt buộc bởi nó phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân độc lập. Đặc biệt, với hoá đơn hàng bán trả lại còn có thể giúp cơ quan thuế kiểm tra được các hành vi gian lận khi sử dụng nghiệp vụ hàng bán bị trả lại như đã nêu ở trên.

_ Đối với hàng nhận uỷ thác nhập khẩu, để vừa đảm bảo phản ánh đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế vừa có thể giảm bớt số hoá đơn phải ghi, nên bổ sung thêm hoá đơn ”Phiếu xuất kho hàng nhận uỷ thác”, trên đó phải phản ánh được các nội dung sau:

+ Phí uỷ thác

+ Số tiền nhận đặt trước + Số tiền thừa trả lại

+ Số tiền thiếu còn phải thu

Hoá đơn này do đơn vị nhận uỷ thác lập khi trả lại hàng cho bên giao uỷ thác. Kế toán sẽ căn cứ vào đây lập phiếu thu, phiếu chi tiền mặt.

1.2. Về tài khoản và phương pháp kế toán

_ Tài khoản 133 đổi tên lại thành ”Thuế GTGT đầu vào” và được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

1331 ”Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ” 1332 ”Thuế GTGT đầu vào chờ phân bổ”

Trong kì, thuế GTGT được khấu trừ hạch toán vào TK 1331, còn thuế GTGT đầu vào chờ phân bổ hạch toán vào TK 1332.

Cuối kỳ, khi tiến hành phân bổ, kế toán ghi

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Nợ TK 632,641,642: Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Có TK 1332: Thuế GTGT đầu vào chờ phân bổ

Bên Nợ của TK 1331 cuối kì lúc này là toàn bộ số thuế GTGT được khấu trừ chờ kết chuyển.

_ Đổi tên tài khoản 33312 thành ”Thuế GTGT phải nộp”

Trong kì, toàn bộ số thuế GTGT đầu ra hạch toán vào TK 33311, riêng thuế GTGT hàng xuất khẩu hạch toán vào TK33312(vì đây chắc chắn là số phải nộp)

Cuối kỳ, khi tính ra số thuế phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 33311: Số thuế GTGT đầu ra còn lại

Có TK 1331:Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 33312:Số thuế phải nộp ngân sách nhà nước Nếu được miễn giảm thuế, kế toán ghi:

Nợ TK 33312 Có TK 711

_ Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp, theo em nên thay đổi cách tính GTGT như sau:

GTGT = Doanh số của hàng hóa, dịch vụ (đã loại bỏ thuế GTGT đầu ra) – Gía vốn của hàng hoá, dịch vụ mua vào (đã loại bỏ thuế GTGT đầu vào

2. Đối với cơ chế tài chính và công tác quản lý của Nhà nước.

Để hạn chế những gian lận đang xảy ra, theo em, về phía Nhà nước cần tiến hành một số biện pháp sau:

_ Điều chỉnh lại cơ chế tài chính, thay đổi những điểm còn tạo ra kẽ hở trong luật thuế

+ Việc áp dụng hai phương pháp tính thuế khác nhau đã tạo ra kẽ hở cho doanh nghiệp ẩn lậu thuế. Về lâu dài cần nhanh chóng hoàn thiện để tiến đến áp dụng duy nhất một phương pháp tính thuế. Trước mắt, nên mở rộng đối tượng hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, thu hẹp đối tượng hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, đồng thời phân loại chuyển các hộ kinh doanh này sang phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hoá đơn GTGT. Trước tiên là áp dụng với hộ kinh doanh có doanh số lớn, địa điểm cố định và có nhiều hàng hoá dịch với các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn GTGT.

+ Nhà nước nên cho phép khấu trừ khống với trường hợp hàng hoá mua vào không có hoá đơn làm nguyên liệu để sản xuất hàng hoá dùng cho xuất khẩu, để tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không tạo ra kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng được khấu trừ thuế.

+ Thay đổi cách xác định tỷ lệ phân bổ thuế GTGT đầu vào, để xây dựng được tỷ lệ hợp lý hơn, không tạo ra sự biến động qua mức của thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

_ Một số biện pháp trong công tác quản lý của Nhà nước

+ Việc gian lận thuế một phần do ý thức của người tiêu dùng không chú ý đến vấn đề lấy hoá đơn khi mua hàng. Do đó, để khuyến khích người dân lấy hoá đơn khi mua, Nhà nước có thể tiến hành hình thức trợ giá cho người dân thông qua việc hoàn lại một phần nhỏ số thuế GTGT trong tổng số thuế trên những hóa đơn mà họ mua hàng. Điều này có thể đánh vào tâm lý người tiêu dùng, vì nếu họ không được gì thì họ cũng không quan tâm đến việc có lấy hoá đơn hay không, nhưng nếu việc lấy hóa đơn lại thu thêm được một chút lợi ích thì chắc chắn họ sẽ không bỏ. Khi đó sẽ hạn chế được phần nào gian lận của các doanh nghiệp.

+ Để đảm bảo không xảy ra hiện tượng ghi giá trong hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế, Nhà nước nên quy định các doanh nghiệp thương mại bán hàng hoá có giá trị lớn cần niêm yết bảng giá công khai với khách hàng, cuối kỳ, khi nộp thuế, cần nộp kèm bảng giá và ghi rõ từng thời điểm biến động giá. Như vậy, doanh nghiệp không thể có chuyện ghi gia thấp rồi bán giá cao,điều này sẽ làm doanh

nghiệp mất uy tín với khách hàng hoặc ghi giá cao, rồi bán giá quá thấp, gây ra sụt giảm doanh thu lớn, tạo điều kiện gian lận thuế GTGT đầu vào.

+ Cơ quan thuế có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán với các hoá đơn mua hàng hoá đầu vào có giá trị lớn để chọn ra những hoá đơn có khả năng vi phạm cao, rồi tiến hành kiểm tra. Bởi vì, một hoá đơn dạng này, nếu vi phạm sẽ có mức thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khống lớn hơn rất nhiều so với những hoá đơn có giá trị nhỏ.

+ Để hạn chế tình trạng mua hàng hoá không rõ xuất xứ, lập bảng kê gian lận thuế, Nhà nước cần lập các Cục thu mua ở từng địa phương. Điều này vừa hạn chế tình trạng gian thương ép giá của nông dân, vừa có thể giúp Cơ quan thuế dễ dàng kiểm tra xuất xứ hàng hóa bằng cách sau:

Tổng cục thuế quy định mã số cho từng Cục thu mua. Khi khách hàng mua hàng, nhân viên cục thu mua nhập số liệu khách hàng gồm: mã vùng nơi khách hàng đặt trụ sở, mã khách hàng, khối lượng hàng mua, ngày mua…Khi cần kiểm tra, cơ quan thuế ở địa phương, nơi doanh nghiệp nộp thuế, sẽ thông qua mạng internet và các chương trình tin học ứng dụng để kiểm tra số liệu tại từng cục thu mua theo số liệu khách hàng cung cấp thông qua bảng kê mua hàng. Như vậy, việc kiểm tra sẽ dễ dàng hơn và cũng dễ phát hiện ra gian lận sai sót hơn.

+ Nhà nước nên khuyến khích việc giao dịch qua ngân hàng, bởi khi người mua, người bán có tài khoản và tiến hành giao dịch qua ngân hàng, cơ quan thuế sẽ dễ dàng kiểm tra số tiền khách hàng thanh toán, hoặc số tiền chi ra mua hàng hoá đầu vào qua các giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng kết hợp đối chiếu số liệu tại ngân hàng. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc ghi giá thấp khi bán, ghi giá cao khi mua, vì lúc này còn có cả bên thứ ba tham gia xác nhận, đó là ngân hàng, từ đó có thể hạn chế phần nào gian lận thuế như hiện nay.

Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay, thuế GTGT và công tác kế toán thuế GTGT đang là vấn đề rất được quan tâm ở nước ta. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, việc xây dựng một chế độ kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế là rất cần thiết. Chính vì vậy, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thêm về công tác kế toán thuế GTGT, đưa ra được những ý kiến để phần nào đóng góp cho việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác kế toán thuế GTGTnói riêng. Tuy nhiên, do trình độ vẫn còn hạn chế nên không thể không tránh được những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo nhằm hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu.

Và cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS. TS. Nguyễn Thị Đông đã giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề án này.

Một phần của tài liệu công tác tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doah nghiệp thương mại (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)