Xây dựng thương hiệu sản phẩm và chứng chỉ quản lý chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng trưởng bền vững và đạt hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế3 (Trang 37 - 38)

4 Tây Ban Nha 3.000 (giảm 12.000tấn) 5Anh37.000 (giảm 5.000tấn)

3.2.3.Xây dựng thương hiệu sản phẩm và chứng chỉ quản lý chất lượng sản phẩm.

triển lãm...giúp mở rộng thị trường cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại ở cấp chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến ở các thị trường nước ngoài. Ngoài ra các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài cần hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế trong nước bằng cách tìm hiểu và cung cấp thông tin về pháp luật, chính sách kinh tế quốc tế, các thủ tục hải quan....cung cấp cơ hội thâm nhập thị trường cho các doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra còn nên dành chi phí xúc tiến thương mại hàng năm cho ngành cà phê để tập trung cho công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo cán bộ phân tích, dự báo thị trường giá cả.

3.2.3. Xây dựng thương hiệu sản phẩm và chứng chỉ quản lý chất lượng sảnphẩm. phẩm.

Muốn xây dựng thương hiệu mạnh nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam. Việc này có thể thực hiện bằng cách: Hỗ trợ về công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến sau thu hoạch để tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao hơn và mang hàm lượng công nghệ cao

hơn; Hỗ trợ về thông tin thị trường thế giới để doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.

Song hành với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam, nhà nước cần có quy định bắt buộc về việc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu. Đây là việc làm cần thiết để giúp sản phẩm cà phê của Việt Nam đứng vững trên thị trường thế giới, đặc biệt là với những thị trường khó tính như EU và Nhật Bản chẳng hạn.

Bên cạnh xây dựng chứng chỉ quản lý chất lượng sản phẩm cũng là việc cần nhanh chóng thực hiện. Chúng ta cần phải có một hệ thống các tiêu chuẩn đồng bộ và phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống này sẽ áp dụng đối với tất cả các sản phẩm tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu ở tất cả các cơ sở sản xuất trên toàn quốc. Chỉ có như vậy mới giúp cho hàng Việt Nam đủ sức cạnh tranh với thế giới cả về số lượng và chất lượng, đồng thời tránh tình trạng bị trả lại hàng do chất lượng kém (một thất bại mà niên vụ vừa rồi chúng ta đã gặp phải).

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng trưởng bền vững và đạt hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế3 (Trang 37 - 38)