Đánh giá về hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU từ nay đến năm 2010 (Trang 28 - 33)

1. Những kết quả đạt được trong thời gian qua.

Thành tựu và những tồn tại của xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2005 Có thể nói, trong giai đoạn 2001- 2005, hoạt động xuất khẩu đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung bình cả giai đoạn đạt 17,5%/năm vượt 1,5% so với chỉ tiêu đặt. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt trên 32,4 tỷ USD, vượt hơn 4 tỷ USD. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 44,7% năm 2000 lên 61,3% năm 2005.Trước khi đánh gia hoạt động xuất khẩu nông sản ta có thế thấy giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung tăng lên theo các năm. Ta có thể chia thành ba khu vực kinh tế chính như sau : Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ; Công nghiệp và xây dựng ; Dịch vụ. Từ biểu đồ dưới ta có thể thấy có sự chuyển dịch dần về các sản phẩm trong nước từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng với một nước nông nghiệp như nước ta măt hàng nông sản vẫn là mặt hàng rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Từ biểu đồ dươi đây, ta có thể có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của các khu vực kinh tế nói chung và khu vực nông sản nói riêng. Việc phát triển nông nghiệp trong nước ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu nông sản của nước ta.

Tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị tính: Tỉ đồng

Năm Tổng

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp

và xây dựng Dịch vụ

Trị giá % Trị giá % Trị giá %

1990 41.955 16.252 38,7 9.513 22,7 16.190 38,6 1991 76.707 31.058 40,5 18.252 23,8 27.397 35,7 1992 110.532 37.513 33,9 30.135 27,3 42.884 38,8 1993 140.258 41.895 29,9 40.535 28,9 57.828 41,2 1994 178.534 48.968 27,4 51.540 28,9 78.026 43,7 1995 229.192 62.519 27,3 65.820 28,7 100.853 44,0 1996 272.036 75.514 27,8 80.876 29,7 115.646 42,5 1997 313.623 80.826 25,8 100.595 32,1 132.202 42,2 1998 361.017 93.073 25,8 117.299 32,5 150.645 41,7 1999 399.942 101.723 25,4 137.959 34,5 160.260 40,1 2000 441.646 108.356 24,5 162.220 36,7 171.070 38,7 2001 481.295 111.858 23,2 183.515 38,1 185.922 38,6 2002 535.762 123.383 23,0 206.197 38,5 206.182 38,5 2003 613.443 138.285 22,5 242.126 39,5 233.032 38,0

Ta có thể thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng dần theo các năm, xuất khẩu tãng từ 7.255 triệu tấn năm 1996 lên 32.223 triệu tấn năm 2005. Điều đó thể hiện Việt Nam đang tiến dần đến quá trình hội nhập hoá thế giới và tham gia vào quá trình thương mại của thế giới một cách mạnh mẽ.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu theo năm

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch

2005 32.223 36.881 69.104 2004 26.503 31.954 58.457 2003 20.149 25.256 45.405 2002 16.706 19.746 36.452 2001 15.029 16.218 31.247 2000 14.483 15.637 30.120 1999 11.541 11.622 23.163 1998 9.361 11.500 20.861 1997 9.185 11.592 20.777 1996 7.255 11.143 18.398

Số liệu năm 2005 là số liệu ước tính.

Ta có thể thấy rõ tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế khi nhìn biểu đồ dưới đây.

Ta có thể đánh gia hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm qua để có cai nhìn tổng quát về xuất nhập khẩu nói chung của nước ta đã có sự

tãng lên đáng kể qua từng năm.Ta có thể thấy xuất khẩu của Việt Nam tăng lên theo từng năm, đây là một điều đáng khích lệ của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Không những thế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng mà kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2000 đến 2004 tăng nhanh từ 2.969.461 nghìn USD lên 4.971.219 nghìn USD. Chứng tỏ quan hệ thương mại của Việt Nam và EU ngày càng phát triển, các mặt hàng nông sản đã có mặt và bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường EU.

Các mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng ngày càng tăng qua các năm thể hiện sự hội nhập của Việt Nam với thị trường lớn của thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu theo châu lục/ khu vực

Từ năm 2000 đến năm 2004 Đơn vị tính: 1.000 USD

Khu vực Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Châu Á 8.641.811 8.589.919 8.644.549 9.708.334 12.557.870 Tỷ trọng (%) 60,0 58,3 52,1 48,4 48,4 Đông Nam Á 2.617.740 2.555.485 2.437.326 2.958.139 3.867.417 Tỷ trọng (%) 18,2 17,4 14,7 14,7 14,9 Châu Âu 3.354.507 3.545.415 3.682.790 4.376.942 5.492.271 Tỷ trọng (%) 23,3 24,1 22,2 21,8 21,2 EU 2.969.461 3.151.721 3.311.004 3.999.540 4.971.219 Tỷ trọng (%) 20,6 21,4 19,9 19,9 19,1 Châu Mỹ 960.239 1.346.997 2.785.646 4.326.586 5.645.806 Tỷ trọng (%) 6,7 9,1 16,8 21,6 21,7 Châu Phi 144.350 178.895 135.069 211.906 417.049 Tỷ trọng (%) 1,0 1,2 0,8 1,1 1,6

Châu Đại Dương 1.291.462 1.061.608 1.351.264 1.447.059 1.850.031

Mặc dù quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam - EU đang phát triển nhanh, nhưng hiện nay còn gặp khó khăn và chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của hai bên. Giá trị thương mại Việt Nam - EU mới chiếm 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của EU và chiếm 13,84% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Nhìn chung, hàng xuất khẩu của Việt nam vào EU còn hạn chế về chủng loại, tập trung vào một số ít mặt hàng như dệt may, giày dép, thuỷ sản, nông sản. Chất lượng hàng hoá chưa cao, mẫu mã đơn sơ...So với các nước đang phát triển khác ở Châu Á, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào EU có lợi thế do đang được hưởng chế độ GSP, song khả năng cạnh tranh lại kém so với các nước châu Phi, Thái Bình Dương và Ca-ri-bê, cũng như của một số nước Đông Âu, một phần do các nước này được hưởng các ưu đãi thương mại riêng theo Công ước Lô- mê hoặc theo các hiệp định liên kết

Lợi ích và lợi thế của việc xuất khẩu hàng hoá nông sản sang thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng được thể hiện ở các mặt sau :

Thứ nhất: So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.

Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 đến 20% giá trị xuất khẩu kim ngạch gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 đến 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuất khẩu là khoảng 27% và 73%.

Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động. Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1- 1,2 USD/ngày công lao động như trong sản xuất lúa, cà phê. Hiện nay, một số công việc nặng nhọc như đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2-2,5 USD/ngày công lao động, nhưng vẫn còn rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3lần. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới.

Thứ ba: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải, tỏi, khoai tây… Trong khi cũng vào thời gian này ở cả vùng Viễn Đông của Liên bang Nga và thậm chí ở cả Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không thể trồng trọt được gì, nhưng những nơi này lại là thị trường tiêu thụ lớn và tương đối dễ tính. Các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc trồng trọt các loại rau quả đó. Đó là cơ hội của Việt Nam từ đó tạo điêu kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá nông sản sang thị trường EU.

Thứ tư: Một số ít nông sản được các nước phát triển ở Châu Âu ưa chuộng như nhân hạt điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh, nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU từ nay đến năm 2010 (Trang 28 - 33)