Hiện nay người ta đã phát hiện hai cơ chế quan trọng về tác dụng của hoocmon
1. Cơ chế chất truyền tin thứ hai hay AMP vòng
Màng tế bào củ cơ quan đích chứa chất thụ quan protein- nó nằm lộ ra trên bề mặt tế bào và có thể kết hợp với một số hoocmon đặc hiệu. Hoocmon này hoạt động như chất truyền tin thứ nhất. Phức hợp hoocmon-thụ quan sau khi hình thành sẽ hoạt hóa một enzym là adenylxyclaz cũng nằm trên màng tế bào. Enzym này biến ATP thành chất có liên quan tới nó là AMP vịng. Chất này không được xử dụng như nguồn năng lượng mà là chất truyền tin nội bào hay chất truyền tin
thứ hai nằm trong tế bào đích. Nó kết hợp với các enzym đặc hiệu để hoặc là ức
chế các phản ứng enzym hoặc là tạo điều kiện cho các phản ứng mới. Ví dụ như ở gan và ở cơ xương AMP vịng được hoạt hóa bởi adrenalin, nó ức chế các enzym cần thiết cho hình thành glycogen và hạt hóa các enzym cần thiết cho phân giải glycogen nhờ đó mà làm tăng glucoz cần thiết cho hô hấp tế bào.
2. Hoạt hóa gen
Các hoocmon khác bao gồm steroit tác dung lên tế bào đích bằng cách như sau : Các phân tử hoocmon đi qua màng tế bào và kết hợp với các phân tử
protein thụ quan đặc hiệu nằm trong bào tương của tế bào. Phức hợp hoocmon- protein thụ quan sau khi hình thành sẽ đi vào nhân tế bào và tác dụng trực tiếp
lên AND của tế bào đích hoạt hóa q trình phiên mã ARN thơng tin từ một gen đặc hiệu. Các tế bào đích sẽ sản sinh ra một protein đặc hiệu và do đó tạo ra những phản ứng phù hợp với tác dụng của hoocmon ban đầu. Chi tiết về q trình hoạt hóa gen bởi phức hợp hoocmon-protein thụ quan cho tới nay vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.