Thế rồi người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông Cả hai lại trở về chiếc thuyền.

Một phần của tài liệu Luyện đề văn 2022 (Trang 34 - 46)

II, Làm văn (7.0 điểm):

2. Thế rồi người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông Cả hai lại trở về chiếc thuyền.

lão đàn ông. Cả hai lại trở về chiếc thuyền.

Khoảnh khắc sau, bãi cát lại trở về với vẻ minh mơng và hoang sơ. Giữa tiếng sóng ngồi khơi rồi những tiếng ồ ồ vào cõi imlặng, chỉ có tơi và thằng bé đứng chờ giữa bãi xe tăng hỏng, trên tay thằng nhỏ vẫn cầm chiếc thắt lưng, hai chúng tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn ra một quãng bờ phá vừa ban nãy chiếc thuyền đậu.

Như trong câu chuyện cổ tích đầy quái đản, chiếc thuyền vó đã biến mất.

Phần I. Đọc hiểu văn bản

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Bạn có tạo ra cầu chì ngắt cơn tức giận chưa? Hay bạn thường tranh cãi và đánh nhau? Tức giận là một cảm xúc lành mạnh và bình thường, nhưng khi tức giận bùng nổ và thành thói quen mất kiểm sốt, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ, sức khỏe và tâm trí. Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các cơng cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn khơng bị những cơn cáu kỉnh cướp mất cuộc sống.

Cảm xúc giận dữ không tốt cũng khơng xấu. Nó hồn tồn lành mạnh và bình thường nếu bạn tức giận khi bị đối xử tàn tệ hay người khác làm sai. Vấn đề không phải là cảm xúc – mà bạn làm gì khi tức giận mới đáng kể. Tức giận trở thành vấn đề khi nó hại bạn hay hại người khác.

Là người nóng tính, bạn thấy dường như cảm xúc tuột khỏi tay mình và khơng thể làm gì để thuần hóa con thú ấy. Tuy nhiên bạn có quyền lực trấn áp tức giận nhiều hơn bạn tưởng. Bạn có thể học cách biểu lộ tức giận mà không hại ai – không những bạn cảm thấy tốt hơn mà cịn có khả năng khiến người khác đáp ứng nhu cầu của mình. Nắm rõ nghệ thuật điều khiển cơn giận là rất khó, nhưng càng thực hành bạn càng dễ dàng thành thạo. Và lợi ích đem lại rất lớn, Học cách kiểm soát giận dit và bộc lộ một cách thích đáng giúp bạn xây dựng quan hệ tốt hơn, đạt tới mục tiêu, sống lành mạnh và thoải mái hơn. .

(Trích Thêm chút khơn khéo cho đời hanh thông, Xuân Nguyễn dịch,.tr.74-75, Nhà xuất bản Trẻ, 2016)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2.Theo tác giả, điều gì thực sự đáng quan tâm khi rơi vào cảm xúc tức giận?

Câu 3.Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các cơng cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh cướp mất cuộc sống"?

Câu 4.Anh/Chị thường làm gì để kiểm sốt cảm xúc tức giận của bản thân? (Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).

Phần II. Làm văn

Câu 1. Từ vấn đề được đề cập trong đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của mất kiểm soát giận dữ.

Câu 2. Nêu cảm nhận của anh/chị về câu chuyện của người đàn bà hàng chài trong đoạn trích sau:

Mong các chú cách mạng thơng cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tơi cần phải có người đàn ơng để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tơi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tơi sống hịa thuận, vui vẻ.

- Cả đời chị có một lúc nào thật vui khơng? Đột nhiên tơi hỏi.

- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tơi chúng nó được ăn no...

Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.

(Trích “Chiếc thuyền ngồi xa”-Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 76)

I, Đọc hiểu:

Đọc đoạn trích sau:

Một người bạn của tơi từng tham gia sát hạch để được sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động phổ thông họ chưa cần nhìn vào hồ sơ mà là sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay trắng nõn, non mởn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe, ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ…

Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động kỳ quái đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật bản thì tất cả đều có lý của họ.

Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến chúng ta giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động!

Khơng khó để nhận ra rằng người VIệt ngày càng lười hơn so với trước đây, không thiếu những phong trào trong thanh niên nhưng sao mà hời hợt chứ khơng cịn khí thế của “một ngày làm việc bằng ba”, “sóng duyên hải”, “gió đại phong”… của lớp lớp cha anh đi trước. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà cơng nghiệp” đã và đang hiện hữu. Một bộ phận không nhỏ lớp trẻ sống thụ động, phụ thuộc và ỷ lại vào gia đình.

Họ có thể ngồi lại lai rai hàng trwof trong các quán xã nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn cơng việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của khơng ít bạn trẻ thời nay.

Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp… cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra. Đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngồi mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động!

Câu 1:Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngơn ngữ gì?

Câu 3:Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả như thế nào?

Câu 3:anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp… cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra”. vì sao?

Câu 4:Anh chị hiểu như thế nào về câu cuối đoạn: “Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động”.

II, Làm văn:

Câu 1:Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về tác hại của căn bệnh “lười biếng” trong một số bộ phận lớp trẻ hiện nay

Câu 2: Phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng trong đoạn trích sau để thấy quan niệm của tác giả về nghệ thuật:

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tơi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tơi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thơ kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hịa lẫn trong đám đơng.

(Trích “Chiếc thuyền ngồi xa”-Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây:

Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, khơng bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ ngun tấm lịng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt khơng xinh đẹp thì gương khơng bao giờ nói dối, nịnh rằng xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia cho người đỡ buồn phiền sầu khổ.

Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ cịn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao.

Không một ai là không soi gương, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất có lẽ là các chị chúng ta, những cơ gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương.

Khơng hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời. Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sơng , có soi vào dịng nước để tủi cho khn mặt mình, nên đành gửi lịng vào tiếng hát cho say đắm lịng cơ gái cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn.

Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn khi có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lịng khơng hổ thẹn.

Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, khơng hề nói dối, cũng khơng bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.

(Băng Sơn, U tôi – theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB giáo dục Việt Nam 2015) Câu 1. Chỉ ra hai đặc tính nổi bật của tấm gương được nêu trong đoạn trích?

Câu 2.Tác giả dùng hình ảnh “tấm gương” để tượng trưng cho điều gì?

Câu 3.Theo anh/chị qua hình ảnh “tấm gương”, tác giả muốn nói đến những con người nào trong xã hội?

Câu 4.Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn khi có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lịng khơng hổ thẹn” khơng?Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về cách nuôi dưỡng tâm hồn đẹp?

Câu 2: Anh/chị hãy phân tích phát hiện của nhân vật Phùng trong đoạn trích sau:

Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đơi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và tồn bích khiến đứng trước nó tơi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tơi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong gần tâm hồn.

Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tơi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pratica cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại. Tôi chắc mẩm ngay trong ngày hơm nay hoặc sáng mai đã có thể nhảy lên tàu hỏa trở về, nếu cái anh bạn đồng ngũ khơng cố níu giữ ở lại chơi thêm vài bữa.

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau q xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn.

Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” - “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và q báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc khơng ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này. Và trên hành trình kiếm tìm sự hồn hảo cho cái tơi của mình, những khoảng nghỉ ngơi của mỗi người sẽ ln cần một vọng đài, một điểm nghỉ chân để nghiệm thu và chiêm ngưỡng lại thế giới sau lưng mình. Những dãy núi hùng vĩ, thảo nguyên rộng lớn hay mặt biển xanh vô tận; những kỷ niệm ngọt ngào bên những người bạn thân - đó sẽ là thành tựu riêng của chính bản thân mỗi người, là thứ xúc cảm mà bạn chỉ biết mình đã cần nó tới mức nào ngay sau lần trải nghiệm đầu tiên.

Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an tồn của chính mình, bạn nhé! Bởi cuộc đời chỉ thực sự trở nên hồn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn.

(Nguồn: http://ttvn.vn/nhip-song/mo-rong-doi-mat-truoc-cuoc-doi-rong-lon-ban-se- nhan-lai-dieu-gi-2120181211181847470.htm)

Câu 1.Nêu tác hại của việc con người bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày được nêu trong văn bản?

Câu 2.Việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản có tác dụng gì?

Câu 3.Anh, chị hãy nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học đường.

Câu 4.Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: thế giới vĩnh viễn sẽ khơng bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn được nêu trong văn bản hay khơng? Vì sao?

Một phần của tài liệu Luyện đề văn 2022 (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)