Liên hệ thực tiễn mối quan hệ 3 nước trong công tác chống dịch Covid

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế quan hệ việt nam lào campuchia trong bối cảnh mới (Trang 26 - 32)

3 .Trên một số lĩnh vục khác

3. Liên hệ thực tiễn mối quan hệ 3 nước trong công tác chống dịch Covid

Việt Nam với Lào: Trong lịch sử quan hệ Việt - Lào, hình tượng “hạt muối cắn đơi, cọng rau bẻ nửa” đã trở thành một trong những biểu tượng của tình hữu nghị cao đẹp, thủy chung và trong sáng, tượng trưng cho tinh thần sẵn sàng chia sẻ, luôn sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh của hai dân tộc Việt Nam và Lào anh em. Sự phối hợp, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc trong đại dịch COVID-19 suốt hơn một năm qua là một minh chứng rõ nét cho hình tượng đó.

Ngày 24/3/2020, hơn 2 tháng sau khi Việt Nam phát hiện ca mắc COVID- 19 đầu tiên, Lào cũng ghi nhận những ca bệnh đầu tiên tại nước này. Dù Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề và đang phải căng sức để đối phó với dịch bệnh, nhưng với truyền thống luôn kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi với nhau trong mọi hoàn cảnh, 2 ngày sau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Thongloun Sisoulith và công bố hỗ trợ Lào các trang thiết bị, vật tư y tế. Những bộ quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, các bộ kit xét nghiệm và hệ thống xét nghiệm Realtime PCR kèm thiết bị phụ trợ…, những thiết bị vô cùng quý giá mà Việt Nam khi đó cũng đang rất thiếu đã được chia sẻ ngay cho Lào không một chút lưỡng lự. Cũng chỉ hai tuần sau khi Lào

phát hiện ca nhiễm, Việt Nam đã cử đoàn chuyên gia sang chia sẻ kinh nghiệm và giúp Lào chống dịch.

Không chỉ Đảng và Nhà nước, hàng loạt các bộ, ban, ngành, tỉnh trên khắp dải đất hình chữ S dù đang rất khó khăn vẫn chắt chiu để gửi sang Lào hàng trăm nghìn khẩu trang, hàng nghìn bộ kit xét nghiệm và nhiều vật tư y tế để giúp Lào chống dịch. Tuy số lượng vật tư y tế đó chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu khi đó của Lào, nhưng đó là những gì tốt nhất mà Chính phủ Việt Nam và người dân có thể thu xếp trong bối cảnh Việt Nam vào thời điểm đó cũng đang rất thiếu trang thiết bị, vật tư y tế để ứng phó với dịch bệnh trong nước. Sự hỗ trợ này đã khơng chỉ góp phần quan trọng vào cơng tác phịng, chống COVID-19 tại Lào, mà một lần nữa cịn thể hiện tình cảm hết sức chí tình, chí nghĩa của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với Đảng, chính phủ và nhân dân Lào. Bất cứ khi nào Lào gặp khó khăn, Việt Nam đều có mặt, đồng hành và chia sẻ. Tháng 4/2021, sau một năm không ghi nhận ca nhiễm nào trong cộng đồng, tình hình dịch COVID-19 tại Lào bất ngờ diễn biến phức tạp. Chỉ từ ngày 20/4 đến nay, đã có 15/18 tỉnh, thành của Lào có người mắc bệnh, số ca nhiễm trong làn sóng dịch thứ hai cũng tăng lên nhanh chóng. Tới chiều 5/5, nước này đã ghi nhận tổng cộng 1.072 ca nhiễm, gấp trên 26 lần so với tổng số ca nhiễm tại Lào trong năm 2020. Ngay khi được tin Lào có ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng sau một năm, Việt Nam đã đề nghị giúp đỡ và ngày 4/5, rất nhanh sau khi bạn đưa ra đề nghị hỗ trợ, một chuyến bay đặc biệt chở theo hàng triệu khẩu trang, hàng trăm máy thở, cùng nhiều vật tư y tế và tiền mặt, thể hiện cho tấm lòng của Đảng, Nhà nước và người dân Việt Nam Ngoài những vật tư y tế nói trên, theo đề nghị ngày 2/5 của Bộ trưởng Bộ Y tế Lào, trên chuyến bay đặc biệt từ Hà Nội này cịn có 35 chuyên gia y tế sang giúp Lào trong cơng tác phịng chống dịch, thiết lập hệ thống xét nghiệm nhanh và lập bệnh viện dã chiến.

Trước đó, ngày 3/5, Bộ Quốc phịng Việt Nam cũng đã gửi cho Lào số trang thiết bị, vật tư y tế trị giá 3 tỷ đồng và cử 4 chuyên gia y tế nhiều kinh nghiệm trong cơng tác phịng, chống dịch sang giúp lực lượng quân y Lào triển khai các cơng việc liên quan đến cơng tác phịng chống dịch COVID-19 như

điều trị, xét nghiệm, hồi sức cấp cứu, những chuyên ngành mà nước bạn Lào hiện đang rất cần.

Lịch sử quan hệ Việt Nam – Lào đã chứng minh trong những lúc cam go, khó khăn nhất, cán bộ, đảng viên, quân và dân hai nước vẫn luôn sát cánh bên nhau, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng chung và vì nền độc lập tự do của mỗi nước. Trong giai đoạn hịa bình với nhiều thuận lợi, hai dân tộc vẫn kề vai sát cánh, không ngừng vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, thủy chung, son sắt và luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhau bất cứ khi nào nước kia cần. Đây là lý do vì sao quan hệ Việt Nam-Lào ln được coi là đặc biệt, là tài sản chung vô giá của hai Ðảng, hai dân tộc, là quy luật tồn tại và phát triển, nhân tố quan trọng bảo đảm thành công của sự nghiệp cách mạng mỗi nước.

Việt Nam với Campuchia: Sau khi Việt Nam đối mặt với sự tấn cơng của

làn sóng COVID-19 lần thứ 4, ngày 19/7/2021, tại trụ sở Bộ Quan hệ Quốc hội- Thượng viện-Thanh tra Campuchia, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã tiếp nhận hỗ trợ 50.000 USD của Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam tặng Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia nhằm giúp nhân dân Việt Nam phịng, chống dịch bệnh COVID-19 do Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Phó Chủ tịch Mặt trận đồn kết vì sự phát triển Tổ quốc Campuchia, Chủ tịch nhóm nghị sĩ Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam Men Sam An bàn giao.

Đặc biệt, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam thường xuyên thăm hỏi, gửi tặng vật tư y tế hỗ trợ nhân dân hai nước trong cơng tác phịng chống dịch COVID-19 thể hiện tinh thần đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước láng giềng, nhất là trong thời điểm khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 gây ra.

Ngay sau đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã chuyển số tiền kể trên tới Quỹ phòng, chống COVID-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo đề nghị của Liên hiệp Hữu nghị/Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia để hỗ trợ kịp thời cho nhân dân các dịa phương đang chịu ảnh hưởng

nặng nề của đại dịch, góp sức cùng Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh và tin tưởng với những biện pháp quyết liệt và hiệu quả của Chính phủ, sự đồng lịng, ủng hộ của tồn dân và sự chung tay, giúp sức của bạn bè quốc tế, nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Campuchia sẽ sớm ngăn chặn được đại dịch COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Thật hiếm có liên minh dân tộc-quốc gia nào trong khu vực và trên thế giới có sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau chống kẻ thù chung lâu dài và căn cơ như liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam-Campuchia-Lào. Chỉ 5 năm lúc chiến tranh leo thang đến mức cao nhất (1965-1970), Việt Nam, Campuchia, Lào đã 2 lần Hội nghị cấp cao nhân dân 3 nước Đông Dương bàn về phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung. Bây giờ đã có nhiều hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận song phương Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Lào được ký kết. Hằng năm đã có nhiều phái đồn các cấp thăm viếng, trao đổi quốc gia và địa phương. Ở mỗi quốc gia hiện đã có hàng chục vạn người dân hai nước bạn công tác, học tập, sinh sống…Mỗi quốc gia đều trải qua nhiều thời kỳ lịch sử có thăng trầm, nhưng rốt cục vẫn không thể thay đổi được nhu cầu chung là hịa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác, khơng thể thiếu được tình cảm và quan hệ chung là láng giềng thân thiện, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Gọi là thăng trầm lịch sử, nhưng thực ra đều do các thế lực và nhân tố bên ngoài tác động vào là chính, lại thêm những kẻ xúi giục kích động gây hiềm khích âm ỉ hay nhất thời vậy thơi. Trong đời sống

chính trị mỗi quốc gia thời cận và hiện đại vẫn thường có những thử thách và cơ hội cho việc củng cố quan hệ ngoại giao toàn diện và bền chặt là thế; lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo địa phương các vùng biên giới 3 nước Việt Nam, Campuchia, Lào thường xuyên qua lại với nhau, đã dần dần hóa giải hết mọi cản trở vướng mắc, gỡ hết tiềm ẩn mâu thuẫn, sao cho chỉ còn lại hữu nghị và hợp tác.

Hợp tác Việt Nam-Campuchia-Lào là hợp tác toàn diện và đầy đủ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng… Hợp tác khá chặt chẽ và hiệu quả, góp phần vào sự phát triển ổn định và vững chắc của mỗi nước, song khơng vì thế mà gây lệ thuộc cho nhau và làm khó cho đường lối độc lập tự chủ của mỗi nước. Xếp hàng đầu bây giờ vẫn là hợp tác kinh tế và đầu tư phát triển. Mặc dù 3 nước có lịch sử và trình độ phát triển khơng giống nhau, dân số và điều kiện tự nhiên khác nhau, nhưng suy cho cùng ba nước vẫn có căn bản một vận mệnh lịch sử trên cùng một bán đảo có vị trí địa-chính trị phức tạp, chịu ảnh hưởng nhiều của quan hệ quốc tế giữa các nước lớn có nhiều tham vọng. Núi liền núi, sông liền sông trong thời buổi biến đổi khí hậu và lợi ích các quốc gia dân tộc chi phối mạnh mẽ, chắc chắn đòi hỏi cả 3 quốc gia láng giềng phải có những lợi ích chung, trước hết là về kinh tế, làm cơ sở cho những lợi ích chung về chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Nay đã là thời xây dựng cộng đồng ASEAN với 4 trụ cột căn bản có nhiều triển vọng lạc quan; cũng đã vào thời tam giác chiến lược Việt Nam-Lào-Campuchia có tổng cộng hơn 4.100 cây số biên giới được hoạch định đầy đủ và hồn chỉnh… Nhưng khơng vì thế mà thiếu cảnh giác và chậm nhạy cảm với những diễn biến khó lường từ nhiều âm mưu toan tính của các thế lực thù địch và phá hoại. Mỗi diễn biến tích cực hay tiêu cực ở mỗi nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến hai nước bạn và vì thế đều ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quan hệ quốc

tế (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị,

H.2021;

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016;

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ XIII. Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, Tập I;

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XIII. Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, Tập II;

5. Đặng Đình Quý (Chủ biên): Chủ nghĩa đa phương trên thế giới và đối

ngoại đa phương của Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2019;

6. Bộ Ngoại giao “ Vụ Các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế và Việt

Nam (Sách tham khảo), Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005;

7. Lê Hoài Trung (Chủ biên): Đối ngoạỉ đa phương Việt Nam trong thời

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế quan hệ việt nam lào campuchia trong bối cảnh mới (Trang 26 - 32)