Để bắt đầu, điều quan trọng là phải xem xét và phân biệt một cách thấu đáo hai khía cạnh chính của sự phân biệt đối xử: Thái độ hay hành động: Có sự khác biệt quan trọng giữa một mặt là các niềm tin và quan điểm cá nhân và mặt khác là những thể hiện cụ thể và hành động được thôi thúc bởi những thái độ và niềm tin này. Quan niệm thứ nhất liên quan đến khía cạnh riêng tư của mỗi cá nhân, trong khi quan niệm thứ hai có liên quan đến các hành động gây ảnh hưởng đến những người khác. Kết cục là, chúng ta có thể nhận diện những hiện tượng như phân biệt chủng tộc, sự bài ngoại và định kiến về tư tưởng, tình trạng các quan niệm và nhận thức cá nhân, bởi vì, về mặt lý thuyết những quan niệm này có thể nằm trong đầu óc của con người. Nếu như những thái độ này khơng được thể hiện ra thì chúng khơng làm tổn hại đến bất cứ ai và không thể bị 112 trừng phạt. Tuy nhiên, trong thực tế các thái độ và niềm tin về phân biệt chủng tộc và bài ngoại hầu như đều dẫn đến những hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác chẳng hạn như xúc phạm, lạm dụng ngơn từ, làm nhục hay thậm chí gây hấn về thể chất và bạo lực. Những loại hành động này đều có thể được coi là hành động phân biệt đối xử, và trong những điều kiện nhất định có thể bị pháp luật trừng phạt.
Vấn đề quan trọng thứ hai phải được xem xét là những người vi phạm hay chủ thể vi phạm. Theo truyền thống, cơ chế bảo vệ quốc tế về quyền con người và các cơ chế pháp lý về chống phân biệt đối xử cũng chịu chi phối của quan điểm về bảo đảm sự bảo vệ cho các cá nhân trước sự can thiệp của nhà nước. Bởi vậy, các chủ thể chính (một cách tích cực hoặc tiêu cực) thường là nhà nước, trong khi đó sự phân biệt giữa các cá nhân hầu như chưa được điều chỉnh. Nhận thức này mới chỉ được thay đổi trong thời gian gần đây. Tác động của những phát triển mới trong cuộc chiến quốc tế về chống chủ nghĩa chủng tộc và phân biệt đối xử, dẫn tới sự hiểu biết đúng đắn hơn về sự phân biệt đối xử trong đó có lưu ý đến các vụ việc phân biệt đối xử do chủ thể cá nhân, phi nhà nước gây ra. Một ví dụ rõ ràng là quan điểm chung của các chủ nhà đất cho thuê là họ không muốn cho những người nhập cư, người tị nạn hay người da đen thuê nhà. Tuy nhiên, việc đưa các quy định chống phân biệt đối xử vào khu vực tư nhân vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, thường vẫn bị coi là vùng trống về pháp lý khơng có những quy định rõ ràng. Sự phát triển mới nhất đáng được đề cập đến là Chỉ thị về chống phân biệt của Cộng đồng châu Âu với các quy định về nghĩa vụ của các nước thành viên là phải chống phân biệt trong khu vực tư nhân có liên quan đến thị trường lao động và tiếp cận các dịch vụ và hàng hố. Liên quan đến chủ đề này hiện có nhiều thuật ngữ khác nhau như chủ nghĩa chủng tộc, bài ngoại, định kiến và không khoan dung. Thuật ngữ phân biệt đối xử bao gồm các thành tố của tất cả các thuật ngữ này, vì đó là những hiện tượng phần nào báo trước cho hành động phân biệt đối xử sẽ xảy ra sau đó.
C. Danh mục tài liệu tham khảo : 1) https://caphesach.wordpress.com/2013/09/19/dinh-kien-xa-hoi- phan-i/ 2) http://kilopad.com/ky-nang-song-c68/doc-sach-truc-tuyen-tam-ly- hoc-xa-hoi-b2736/chuong-5-phan-bon-dinh-kien-ti5 3) http://ket-noi.com/forum/viewtopic.php?f=152&t=12020 4) https://www.dkn.tv/doi-song/4-nguyen-nhan-dan-toi-dinh-kien- kho-tiep-thu-cai-moi-cua-nhieu-nguoi-viet.html 5) http://www.disabilityrightsca.org/pubs/CM0405.pdf 6) http://www.etc-graz.at/typo3/fileadmin/user_upload/ETC- Hauptseite/manual/versionen/vietnamese/Quyen_con_nguoi_- _P2.pdf 7) http://bookhunterclub.com/dinh-kien-xa-hoi-da-gioi-han-chung-ta/
D. Lời cảm ơn
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên bộ môn là cô Nguyễn Thị Hải đã giảng dạy và hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ này!