Phần 7: Tính nước

Một phần của tài liệu Tổng quan về thiết kế phân xưởng sản xuất bột cacao (Trang 26 - 28)

7.1. Tính nước công nghệ cho quá trình kiềm hóa:

_ Trong mỗi mẻ kiềm hóa ta cần 20,651 kg dung dịch Na2CO3 10% cho quá trình kiềm hóa.

_ Mỗi ngày nhà máy thực hiện kiềm hóa 12 mẻ.

Khối lượng dung dịch Na2CO3 10% sử dụng trong 1 ngày: M = 20,651 * 12

= 247,812 kg

Lượng nước cần dùng trong 1 ngày để pha dung dịch kiềm: Mnk = M * (100% - 10%)

= 247,812 * 0,9 = 223,031 kg

7.2. Tính nước cho chạy CIP:

_ Như đã tính ở phần trên, ta có

Lượng nước sử dụng cho quá trình chạy CIP trong 1 ngày: MnCIP = 36166,7 kg

7.3. Tính nước sinh hoạt:

_ Số người làm việc trong phân xưởng là 20 người, trung bình mỗi người sẽ sử dụng 100 lít / ngày.

Lượng nước sinh hoạt cho công nhân trong 1 ngày: MnCN = 20 * 100

= 2000 l

Lượng nước vệ sinh phân xưởng trong 1 ngày: MnPX = 2000 l

Tổng lượng nước sinh hoạt trong 1 ngày: MnSH = MnCN + MnPX

= 2000 + 2000 = 4000 l = 4000 kg

Tổng lượng nước cần dùng trong 1 ngày: Mn = Mnk + MnCIP + MnSH

= 223,031 + 36166,7 + 4000 = 40389,731 kg = 40,39 m3 _ Với tổn thất trên đường ống là 5%

Lượng nước cần sử dụng cho nhà máy trong 1 ngày: M = Mn / (100% - 5%)

= 40,39 / 0,95 = 42,516 m3

7.4. Chọn đài nước:

_ Chọn bồn chứa nước có kích thước: + Đường kính: 5 m

+ Chiều cao: 2,5 m

Sức chứa của bồn: V = π * (5/2)2 * 2,5 = 49,087 m3

_ Chiều cao của đài nước phải tạo được áp lực và áp lực đó phải thắng được áp lực toàn bộ trong đường ống.

Chiều cao của đài nước: Hđ = H1 + H2 + Z1 – Zđ + H1 = 12 m: Chiều cao phân xưởng + H2 = 2 m: Trở lực đường ống

+ Z1 – Zđ = 4 m : Chênh lệch độ cao của phân xưởng và đài nước Hđ = H1 + H2 + Z1 – Zđ

= 12 + 2 + 4 = 18 m

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổng quan về thiết kế phân xưởng sản xuất bột cacao (Trang 26 - 28)