Các hoạt động văn hóa – thể thao khác

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT 1 (Trang 29)

Tổ chức các hoạt động dịch vụ về văn hóa - thể thao; hướng dẫn chuyên mơn nghiệp vụ cho các Nhà văn hóa-Khu thể thao thơn, làng, câu lạc bộ văn hóa - thể thao, điểm hoạt động thể dục thể thao ở các thôn, làng. Xây dựng thư viện, tủ sách, phong trào đọc và làm theo sách báo; tham gia các hội thi, hội diễn, thi đấu thể dục thể thao… do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp trên tổ chức; phối hợp với các ngành, đoàn thể xã tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí phục vụ trẻ em và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO XÃ NGHĨA HÒA

3.1. Dự báo về sự phát triển văn hóa – xã hội ở xã Nghĩa Hịa

Ngành văn hóa có vai trị rất quan trọng trong đời sống xã hội, vì vậy trong nhiều năm qua đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm coi trọng. Điều đó thể hiện qua các chính sách và văn bản pháp luật, khuyến khích và hướng dẫn ngành văn hóa đi đúng theo con đường xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều thiết chế văn hóa – thể thao được đầu tư xây dựng ở cơ sở, bước đầu đáp ứng nhu cầu hưởng thụ vui chơi, giải trí lành mạnh, rèn luyện sức khỏe của nhân dân,100% thôn, làng được quy hoạch đất để xây dựng hội trường, điểm sinh hoạt văn hóa – thể thao.

Điểm yếu Việc đầu tư xây dựng với thiết chế Văn hóa – Thể thao của xã chưa đủ tác động rộng rãi, hiệu quả trong việc xây dựng con người phát triển tồn diện và tạo ra mơi trường văn hóa lành mạnh.

Nhận thức về văn hóa của một số người dân, một số ngành và ngay cả cán bộ quản lý văn hóa cũng chưa coi trọng vai trị của văn hóa, dẫn đến người dân thờ ơ, không tham gia, không quan tâm đến các phong trào, hoạt động văn hóa… Nhu cầu hưởng thụ văn hóa tăng cao, địi hỏi hoạt động văn hóa phải đa dạng, phong phú, hướng về cộng đồng nhiều hơn, trình độ cán bộ phải vươn lên đáp ứng yêu cầu đó là một thách thức không nhỏ.

Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động nhiều chiều đến sự phát triển văn hóa.

3.2. Định hướng hoạt động của Trung tâm Văn hóa xã Nghĩa Hịa

Tập trung đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất, nhất là về năng lực chuyên môn của cán bộ trong việc tổ chức các loại hình nghệ thuật đang hoạt

động tại đơn vị, như các lớp năng khiếu, các Câu lạc bộ… Xây dựng nguồn lực con người năng động, nhạy bén, có đủ trình độ để ứng dụng khoa học cơng nghệ vào từng lĩnh vực công tác chuyên môn đạt hiệu quả. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân xã giao, trong thời gian tới, Trung tâm văn hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền “Hướng về cơ sở” như: Phục vụ tốt các ngày lễ kỷ niệm, lịch sử; Tổ chức Hội diễn Nghệ thuật quần chúng; các đội nhóm, khơng ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư xây dựng nhiều hơn nữa những kịch bản hay, hấp dẫn, phản ánh một cách trung thực, nhanh chóng các gương điển hình, mơ hình hay trong cơng cuộc xây dựng và phát triển địa phương, phê phán những mặt trái của xã hội còn tồn tại… Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở.

3.3. Đề xuất các giải pháp

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa Tổ chức hoạt động nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ Trung tâm Văn hóa xã xây dựng đội ngũ cán bộ làm tốt công tác chun mơn, nghiệp vụ của Trung tâm văn hóa xã là một yếu tố mang tính quyết định thành cơng trong việc tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa.

Cán bộ chun mơn, nghiệp vụ về cơng tác văn hóa, cơ bản phải có các yếu tố như sau: Phải có trình độ chun mơn, được đào tạo tại các trường Đại học về các chuyên ngành liên quan đến văn hóa. Phải có tâm, nhiệt tình và thực sự u thích cơng việc, có những xúc cảm cần thiết trong công việc, phải sáng suốt để nhận diện đúng vấn đề. Ln có sáng kiến mới trong cơng việc, phải luôn tự rèn luyện và trau dồi kỹ năng nghiệp vụ… Xây dựng kế hoạch và đổi mới phương pháp hoạt động của Trung tâm Văn hóa xã .

Thường xuyên tiếp thu các chương trình phát thanh, truyền hình về tình hình phát triển và chủ trương chính sách văn hóa – thể dục – thể thao trên hệ thống thông tin đại chúng của đài phát thanh xã, truyền hình Trung ương, đài Tỉnh và đài Huyện, luôn cổ vũ động viên những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào văn hóa – văn nghệ và TDTT trên địa bàn xã.

Tổ chức các chương trình văn nghệ: Mừng Đảng- Mừng Xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Phối hợp, tham gia hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước do cấp trên tổ chức. Tổ chức Liên hoan cồng chiêng, Hội thi đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm,... Xây dựng các chương trình tham gia các cuộc thi do cấp trên tổ chức…

Tổ chức các giải thi đấu bóng đá, bóng chuyền, tổ chức hội thi dân tộc thiểu số tồn xã và các trị chơi dân gian, … tạo điều kiện cho bà con nhân dân trên địa bàn xã tham gia hoạt động Thể dục thể thao.

Tiếp tục đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã và ở 5 thôn, làng trên địa bàn xã.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng cho cán bộ làm văn hóa – thể thao ở các thơn, làng và cộng tác viên của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã.

Đẩy mạnh, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động giao lưu, liên hoan, Hội thi, Hội diễn, các giải thi đấu thể dục thể thao quần chúng tại xã nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa, thể thao quần chúng trên địa bàn xã ngày càng phát triển.

Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về các nhiệm vụ chính trị của địa phương, các ngày lễ lớn và sự kiện trọng đại của đất nước.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, tăng cường sách báo để bà con nhân dân đến đọc và nắm bắt thông tin. Tiếp tục thành lập các câu lạc bộ và đẩy mạnh hoạt động của các CLB hiện có trên địa bàn đi hoạt động có hiệu quả.

* Các Giải pháp

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền của địa phương trong công tác hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã.

Đảng ủy bổ sung trong Chương trình cơng tác, Nghị quyết trong cả nhiệm kỳ về lãnh đạo tổ chức thực hiện Đề án, trên cơ sở đó huy động cả hệ thống chính trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã đảm bảo năng lực hoạt động đạt hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

Hằng năm Uỷ ban nhân dân xã có kế hoạch trình Hội đồng nhân dân xã phê duyệt ưu tiên các nguồn lực đầu tư và huy động tối đa xã hội hóa trên địa bàn để tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện cho hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã.

Tăng cường đảm bảo quỹ đất đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho thiết chế văn hóa xã, thiết chế văn hóa thơn, làng sớm hồn thiện việc giải phóng mặt bằng để tiến hành san tạo và xây dựng các hạng mục cơng trình theo đúng tiến độ đầu tư đã xác định phân kỳ theo từng năm.

Ưu tiên các nguồn lực bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, chính sách cho Trung Văn hóa - Thể thao xã hoạt động.

Các tổ chức đoàn thể quần chúng, các ngành của xã tăng cường tuyên truyền, vận động động nhân dân hăng hái xây dựng thiết chế văn hóa xã, thơn, làng và tích cực hưởng ứng mọi hoạt động về văn hóa, thể thao, tạo cơ hội để Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã phát huy chức năng, nhiệm vụ.

Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, kỷ năng cho cán bộ phụ trách công tác văn hóa – thể dục thể thao ở thơn, làng và cộng tác viên tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã.

Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, theo dõi đối với việc thực hiện và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã.

Nhìn chung, hệ thống Trung tâm văn hóa xã đã được đầu tư xây dựng và phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nước, là một thiết chế quan trọng trong hệ thống thiết chế văn hóa của đất nước. Các thiết chế văn hóa này giữ vai trị nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội và chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động văn hóa văn nghệ ở cơ sở, là bộ mặt văn hóa của địa phương. Trung tâm văn hóa xã chính là cơng cụ trực tiếp, đắc lực của cấp Ủy đảng, chính quyền trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng nhân dân. Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm văn hóa xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng thu hút được sự quan tâm, tham gia, đóng góp của đơng đảo quần chúng nhân dân, các hoạt động đã đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần đáp ứng nhu cầu giao lưu, vui chơi, giải trí của đơng đảo các tầng lớp trong xã. Đó là kết quả nỗ lực của cả hệ thống chính trị ở địa phương, dưới sự lãnh đạo của cấp Ủy đảng, sự chủ động, tích cực của chính quyền cơ sở, trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của đội ngũ cán bộ cơng chức xã. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, công tác quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm văn hóa xã hiện nay cịn khơng ít khó khăn, thách thức, Kinh phí hoạt động eo hẹp; Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu đồng bộ… để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, cũng như tổ chức các hoạt động. Sự thiếu thốn về nhiều mặt diễn ra trong khi các nhiệm vụ văn hóa – xã hội ở địa phương ngày càng nhiều, bên cạnh đó nguy cơ xâm thực văn hóa trong giai đoạn đất nước hội nhập ngày càng mạnh, là một trong những thách thức rất to lớn đối với công tác quản lý, tổ chức hoạt động của Trung tâm văn hóa xã hiện nay, điều đó địi hỏi những giải pháp cấp bách tháo gỡ để phát triển. Qua triển khai thực tế cho thấy có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý, tổ chức hoạt động của Trung tâm văn hóa xã nhưng quan

trọng nhất là giải pháp về nguồn lực con người. Đặc biệt chú ý đến các giải pháp trực tiếp đối với đội ngũ cán bộ văn hóa nói riêng, cán bộ cơng chức của Uỷ ban nhân dân xã nói chung. Song song với các giải pháp về kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất cho đơn vị; cần có chế độ tiền lương phù hợp, các chính sách ưu đãi đối với cán bộ, công chức; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động… chú ý vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cơng chức Trung tâm văn hóa xã và đội ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở.

Thực hiện cơng cuộc đổi mới của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Sự nghiệp văn hóa - thể thao đã có bước phát triển khá mạnh mẽ, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được xem như là một trong những công tác trọng tâm. Công tác thông tin tuyên truyền, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực, mang tính xã hội rộng rãi, được quần chúng nhân dân tự nguyện, tự giác và tích cực tham gia.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, các phong trào văn hóa - thể thao ở cơ sở chưa bền vững, chưa huy động được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, cơ sở vật chất sân bãi, trang thiết bị dụng cụ phục vụ vui chơi, giải trí, nơi sinh hoạt văn hóa - thể thao cịn nhiều thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên văn hóa - thể thao cịn thiếu, chưa có điều kiện phát huy, khai thác tiềm năng về con người tại mỗi cộng đồng dân cư trong lĩnh vực văn hóa - thể thao. Hiện tại ở xã mới có 01 cơng chức tham mưu, giúp UBND xã quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể thao, gia đình - trẻ em, thơng tin truyền thơng, phong trào "Tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"... khối lượng cơng việc nhiều, chủ

yếu tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tập trung vào giải quyết các cơng việc mang tính vụ việc.

Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã là đơn vị sự nghiệp hoạt động về lĩnh vực văn hóa, thể thao, gia đình, trẻ em cấp xã, với chức năng: Tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân tộc; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao; nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho nhân dân; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tham gia mọi hoạt động văn hóa, thể thao; phục vụ các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của địa phương.

Xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã theo đúng quy định của pháp luật, tạo sự phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa-xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất gắn với việc nâng cao chất lượng đời sống tinh thần. Thông qua Trung tâm Văn hóa - Thể thao đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao, là nịng cốt tổ chức xây dựng tiêu chí xã đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị theo tinh thần Thơng tư 17/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hình thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã sẽ có tác dụng mạnh mẽ tạo sự chuyển biến nhận thức trong cấp ủy Đảng, hệ thống chính trị xã về vai trị, vị trí của các hoạt động văn hóa, thể thao trong đời sống xã hội, từng bước ổn định đội ngũ các bộ chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa - thể thao, đồng thời bảo đảm được cơ sở vật chất trang thiết bị, bảo đảm kinh phí hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - thể thao của xã và của từng thôn, làng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội.

3. Nguyễn Chí Bền (2012), Những giá trị của Khơng gian văn hóa cồng chiêng

Tây Ngun – Cơ hội và thách thức, Tạp chí văn hóa nghệ thuật.

4. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Trung ương (2000), Hỏi và đáp về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu kết luận Hội nghị lần

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT 1 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w